[ĐỀ CƯƠNG]- CÔNG THỨC KINH TẾ VĨ MÔ

1. Tính tỉ lệ thất nghiệp, theo định luật Okun:

Trong đó:

Ut: tỉ lệ thất nghiệp thực tế

Un: tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên

Yp: mức sản lượng tiềm năm năm t

Yt: mức sản lượng thực tế năm t

2. Cân bằng tổng cung – tổng cầu:

– Yo < Yp: cân bằng khiếm dụng ( CB dưới mức tiềm năng)

→ nền kinh tế đang ở tình trạng suy thoái.

→ tỉ lệ thất nghiệp thực tế cao hơn tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên.

– Yo = Yp: cân bằng toàn dụng ( mọi nguồn lực toàn dụng )

→ tỉ lệ thất nghiệp thực tế bằng tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên.

– Yo > Yp: cân bằng trên toàn dụng ( CB trên mức tiềm năng)

→ nền kinh tế đang ở tình lạm phát cao → tỉ lệ thất nghiệp thực tế nhỏ hơn tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên.

3. Công cụ điều chỉnh:

+ Chính sách tài khóa

+ Chính sách tiền tệ

+ Chính sách kinh tế đối ngoại

+ Chính sách thu nhập

Lưu ý : chính sách thu thuế không nằm trong chính sách điều tiết.

4. Các phương pháp tính GDP:

+ Phương pháp chi tiêu: GDP = C + I + G + X – M

Trong đó:

C: Chi tiêu hộ gia đình

I: đầu tư ( bao gồm đầu tư ròng cộng cho khấu hao I = In + De )

G: chi tiêu chính phủ

X: xuất khẩu

M: nhập khẩu

+ Phương pháp thu nhập: GDP = w + i + R + Pr + Ti + De

Trong đó:

w: tiền lương

i: tiền lãi

R: tiền thuê

Pr: lợi nhuận ( lợi nhuận trích nộp thuế, lợi nhuận giữ lại cho doanh nghiệp, lợi nhuận chia cổ đông)

Ti: thuế gian thu

De: khấu hao

+ Tổng sản phẩm quốc gia: GNPmp = GDPmp + NIA

Trong đó:

NIA = thu nhập do xuất khẩu – thu nhập do nhập khẩu

GNPfc = GNPmp – Ti

GDPfc = GDPmp – Ti

+ Sản phẩm quốc nội ròng:

NDPmp = GDPmp – De

NDPfc = GDPfc – De

+ Sản phẩm quốc dân ròng:

NNPmp = GNPmp – De

NNPfc = GNPfc – De

+ Thu nhập quốc dân :

NI = NNPmp – Ti (NI = NNPfc hay NNPfc = GNPfc – Ti)

+ Thu nhập cá nhân:

PI = NI – Pr* + Tr

Trong đó:

Pr*: phần doanh nghiệp giữ lại để hình thành các quỹ và phần nộp ngân sách

Tr : chi chuyển nhượng

+ Thu nhập khả dụng:

Yd = PI – Thuế cá nhân

5. Tốc độ tăng trưởng:

Trong đó:

 gt: tốc đọ tăng trương của năm t

GDPt : GDP của năm t

GDPt-1 : GDP của năm t-1

Lưu ý:

GDP thực tính theo năm gốc ( theo giá cố định)

GDP danh nghĩa tính theo giá hiện hành

GNP danh nghĩa tính theo giá hiện hành

6. Các hàm số của tổng cầu:

+ Tiêu dùng biên: Cm = ∆C/∆Y (0<Cm<1)

+ Tiết kiệm biên: Sm = ∆S/∆Yd

+ Đầu tư biên: Im = ∆I/∆Y

+Thuế biên: Tm = ∆T/∆Y

+Nhập khẩu: Mm = ∆M/∆Y

7. Cán cân ngân sách và cán cân thương mại:

Cán cân thương mạiCán cân ngân sách
1. X > M: CCTM thặng dư (NX >0)2. G > T: CCNS thâm hụt (B>0)
Bội chi ngân sách
3. X < M: CCTM thâm hụt (NX < 0)4. G < T: CCNS thặng dư (B <0)
Bội thu ngân sách
5. X = M: CCTM cân bằng6. G = T: CCNS cân bằng

8. Xác định sản lượng cân bằng:

+ Sản lượng cân bằng: Y = C + I + G + X – M

Hay Y = ADo + ADmY

+ Số nhân tổng cầu: ∆Y = k .∆AD

9. Chính sách tài khóa:

– Yt < Yp : nền kinh tế đang ở tình trạng suy thoái → cần

↑ G , ↓ T → thực hiện chính sách tài khóa mở rộng.

– Yt > Yp : nền kinh tế ở tình trạng lạm phát → cần ↓ G,

↑ T → thực hiện chính sách tài khóa thu hẹp.

10. Chính sách tài khóa chủ quan:

+ Thay đổi G: ∆G = ∆AD = ∆Y/k

+ Thay đổi T: ∆T = ∆AD/(−Cm) = ∆Y/(−kCm)

+ Thay đổi cả G và T:

∆AD = ∆ADG + ∆ADT

∆AD = ∆G – Cm.∆T

Lưu ý: khi ngân sách cân bằng thì G = T.

11. Các nguyên tắc phát hành tiền tệ:

d = R /D– c là tỉ lệ tiền mặt so với tiền NH – R là tiền dự trữ – D là tiền NH / tiền gửi thanh toán.
d= dbb + dty– dbb là tỉ lệ dự trữ bắt buộc – dty là tỉ lệ dữ trữ tùy ý.
H = C + R– H là tiền cơ sở, tiền mạnh – C là tiền mặt ngoài NH, tiền trong lưu thông.
c = C / D  – c là tỉ lệ tiền mặt so với tiền NH – C là tiền mặt ngoài NH, tiền trong lưu thông – D là tiền NH / tiền gửi thanh toán.
KM = M1 / H  – KM là số nhân tiền tệ – M1 là khối lượng tiền cung ứng cho nền kimh tế – H là tiền cơ sở, tiền mạnh.
KM = (c +1) /(c +d)  – KM là số nhân tiền tệ – c là tỉ lệ tiền mặt so với tiền NH – c là tỉ lệ tiền mặt so với tiền NH.
M1 = C +D– M1 là khối lượng tiền – C là tiền mặt ngoài NH, tiền trong lưu thông – D là tiền NH / tiền gửi thanh toán.
SM = M1 = DM– Thị trường tiền tệ cân bằng.

12. Công cụ kiểm soát cung ứng tiền tệ:

+ Nghiệp vụ thị trường mở:

– Để tăng cung tiền, NHTW mua trái phiếu chính phủ từ dân chúng.

– Để giảm cung tiền , NHTW bán trái phiếu chính phủ từ dân chúng.

+ Thay đổi tỉ lệ dự trữ bắt buộc:

Tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc làm giảm cung tiền.

Giảm tỉ lệ dữ trữ bắt buộc làm tăng cung tiền.

+ Thay đổi lãi suất chiết khấu:

Tăng lãi suất chiết khấu làm giảm cung tiền.

Giảm lãi suất chiết khấu làm tăng cung tiền.

13. Chính sách tiền tệ:

+ Yt > Yp : lạm phát → ↓ SM:  Thực hiện CSTT thu hẹp.

+ Yt < Yp : suy thoái → ↑ SM:  Thực hiện CSTT mở rộng.

14. Định lượng CSTT:

Công thức:

Y = k. ∆ M1. ( Iim / Dim )

Hay : ∆M1= ( Iim / Dim ) . ( ∆Y /k )= ( Iim / Dim ) . ∆AD

15. Phương trình đường IS:

(IS) : Y = kADo + kIim .i

16. Phương trình LM:

(LM) i= (M1 –Do)/ DMi – ( DMY / DMi ) .Y

17. Cân bằng trên hai thị trường:

Thõa mãn phương trình:

(IS) : Y = kADo + kIim .i (1)

(LM) i= (M1 –Do)/ DMi – ( DMY / DMi ) .Y (2)

Hay    Y = C + I + G +X- M (*)

SM = DM (* *)

18. Tỉ lệ lạm phát:

Công thức 1:

Trong đó:

RT: Tỉ lệ lạm phát năm T

CPIT : Chỉ số giá tiêu dùng năm T

CPIT-1 : Chỉ số giá tiêu dùng năm T-1

Công thức 2:

Trong đó: DGDPT: Tỉ lệ chỉnh giảm phát GDP năm T

DGDPT-1: Tỉ lệ điều chỉnh giảm phát GDP năm T-1.

19. Cách tính CPI:

Trong đó:

CPI: chỉ số giá tiêu dùng

P,q : giá cả và sản lượng hàng hóa

T, 0: kì tính(T), kì gốc (0)

i: rổ hàng hoái, n là số rổ hàng hóa

20. Đường Phillip:

+ Ut = Un = 2,5% : lạm phát bằng không

+ Ut > Un tức Ut> 2,5%: lạm phát âm

+ Ut < Un tức Ut < 2,5%: lạm phát dương

21. Đo lường thất nghiệp:

u = (U/L).100%

Trong đó:

u: là tỉ lệ thất nghiệp

U: là số người thất nghiệp

L: là lực lượng lao động

22. Tỉ giá hối đoái :

er = e . P/P

Trong đó:

e : tỉ giá hối đoái

P* : giá hàng hóa sản xuất ở nước ngoài bằng ngoại tệ

P: giá hàng há sản xuất trong nước bằng ngoại tệ

Tác giả: Nguyễn Châu Giang (sinh viên lớp 23DHT03, khoa Công Nghệ Thông Tin).

Bình luận về bài viết này