[LÝ THUYẾT] NGUYÊN LÝ MARKETING

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MARKETING

  1. Các quan điểm marketing:
    • Quan điểm marketing định hướng sản xuất : tăng quy mô – hạ giá thành
    • Quan điểm marketing định hướng sản phẩm: cải tiến chất lượng, công dụng – tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường
    • Quan điểm marketing định hướng bán hàng: Nhà sản xuất tập trung vào hoạt động bán hàng, bán những thứ mà họ làm ra
    • Quan điểm marketing hướng vào nhu cầu: xác định chính xác nhu cầu, thị trường mục tiêu đã chọn
    • Quan điểm Marketing xã hội – kết hợp lợi ích xã hội – doanh nghiệp và người tiêu dùng: giải quyết thỏa đáng lợi nhuận doanh nghiệp, sự thỏa mãn khách hàng, lợi ích xã hội trước khi đưa ra các quyết định marketing
    • Marketing truyền thống/ thụ động: tập trung vào sản xuất sản phẩm, bán nhiều nàng
    • Marketing hiện đại: bán cái thị trường cần, không bán cái mình có
  2. Phân loại marketing:
    • Theo quan điểm hệ thống:

+ Macro marketing : ứng dụng marketing cho các hệ thống lớn (quốc gia, khu vực,..

+ Micro marketing: ứng dụng marketing trong hệ thống nhỏ thường là các tổ chức kinh doanh, phi kinh doanh

  • Theo lĩnh vực ứng dụng:

+ Marketing kinh doanh: bao gồm các lĩnh vực liên quan đến hoạt động kinh doanh sản phẩm hoặc dịch vụ

+ Marketing phi kinh doanh: ứng dụng nguyên tác marketing trong các lĩnh vực nằm ngoài hoạt động kinh doanh như trường học, bệnh viện,…

3. Định nghĩa Marketing:

  • Marketing tạo ra sự thõa mãn nhu cầu của mình thông qua việc tạo ra và trao đổi các sản phẩm với người khác.
  • Hiểu các thuật ngữ:

+ Need: trạng thái thiếu thốn người ta cảm nhận được

+ Want: nhu cầu gắn với ước muốn, do yếu tố cá tính và văn hóa quy định

+ Demand: nhu cầu có khả năng thanh toán

+ Product: bất cứ cái gì đưa ra thị trường để tạo sự chú ý,  mua sắm và thỏa mãn

+ Customẻ Value: sự đánh giá của khách hàng về lợi ích mà sản phẩm mang lại so với chi phí họ bỏ ra

+ Satisfaction: trạng thái cảm xúc của khách hàng khi sử dụng sản phẩm so với những kỳ vọng của họ về nó

+ Exchange: hoạt động trao đổi để thỏa nhu cầu

+ Transaction: là một cuộc trao đổi mang tính chất thương mại những vật có giá trị. Giao dịch là đơn vị đo lường cơ bản của trao đổi

+ Market: nơi tập hợp khác hàng hiện có hoặc sẽ có nhu cầu về sản phẩm

4. Quá trình Marketing

Research – STP – Marketing Mix – Implementation – Control

Research: quá trình thu thập xử lý và phân tích thông tin marketing

STP: Phân khúc, chọn thị trường mục tiêu, định vị

Marketing – Mix: Xây dụng chiến lực Marketing – Mix

Implementation: Triển khai thực hiện chiến lược marketing

Control: kiểm tra, đánh giá chiến lược marketing

5. Các nguyên tác và mục tiêu Marketing

  • Nguyên tắc 1: Nguyên tắc chọn lọc: mang tính chủ đạo trong Mkt
  • Nguyên tắc 2: Nguyên tắc tập chung: hướng dẫn doanh nghiệp tập trung đáp ứng thị trường mục tiêu
  • Nguyên tắc 3: Nguyên tắc giá trị khách hàng
  • Nguyên tắc 4: Nguyên tắc lợi thế khác biệt hay dị biệt đặt nền móng cho Mkt
  • Nguyên tắc 5: Nguyên tắc phối hợp
  • Nguyên tắc 6: Nguyên tắc quá trình: Mkt là một quá trình chứ không phải là một biến cố, sự kiện
  • Mục tiêu của Marketing: Tối đa hóa tiêu thụ ( là mục tiêu đầu tiên của Mkt). Tối đa hóa sự thỏa mãn của khách hàng (mục tiêu quan trọng). Tối đa hóa sự lựa chọn của khách hàng Tối đa hóa chất lượng cuộc sống

6. Vai trò của Marketing:

  • Marketing phát hiện như cầu khách hàng, làm hài lòng khách hàng, định hướng cho hoạt động kinh doanh và tạo thế chủ động cho doanh nghiệp
  • Marketing là cầu nối giúp doanh nghiệp dung hòa lợi ích
  • Marketing là một công cụ cạnh tranh
  • Marketing là trái tim của mọi hoạt động trong doanh nghiệp

7. Chức năng của Marketing:

– Nghiên cứu thị trường và phát hiện nhu cầu

– Thích ứng nhu cầu thường xuyên thay đổi

– Hướng dẫn nhu cầu – Thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao

– Chức năng hiệu quả kinh tế

– Chức năng phối hợp

8. Khái niệm Marketing – Mix (4Ps): là sự phối hợp các thành tố có thể kiểm soát được mà doanh nghiệp sử dụng để tác động vào thị trường mục tiêu nhằm đạt được các mục tiêu đã hoạch định

– Sản phẩm

– Giá cả

– Phân phối

– Chiêu thị hay truyền thông Marketing

* P nào quan trọng nhất?

– Tùy vào trường hợp, từng đối tượng khách hàng, tùy vào đối thủ cạnh tranh, tùy vào từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp thì mới xác định được P nào quan trọng hơn. Vì P nào cũng quan trọng trong quá trình kinh doanh.

Các yếu tố ảnh hưởng đến Marketing – Mix:

  • nguồn lực và vị trí của doanh nghiệp trên thị trường
  • Tính chất sản phẩm của doanh nghiệp
  • Chu kỳ sống của sản phẩm
  • Tùy thuộc vào đặc điểm khúc thị trường mà doanh nghiệp tham gia
  • Tùy thuộc vào các yếu tố môi trường kinh tế, xã hội,…

Chương 2: MÔI TRƯỜNG MARKETING

  1. Môi trường Marketing vĩ mô:
  • Môi trường chính trị- pháp luật: đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng, lành lặn của doanh nghiệp, quyền lợi của người tiêu dùng, lợi ích của toàn xã hội
  • Môi trường kinh tế: bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến sức mua và kết cấu tiêu dùng
  • Môi trường văn hóa, xã hội: giá trị văn hóa cốt lõi, các nhánh văn hóa, sự phát triển của nền văn hóa
  • Môi trường dân số: bao gồm cấu trúc dân số theo độ tuổi, giới tính, địa lý, dân tộc,..
  • Môi trường tự nhiên: Các nhà tiếp thị phải tính đến những đe dọa và các cơ may liên quan đến môi trường tự nhiên 2.Môi trường nội vi:
  • Yếu tố nguồn nhân lực
  • Yếu tố nghiên cứu phát triển
  • Yếu tố công nghệ sản xuất
  • Yếu tố tài chính kế toán
  • Yếu tố cung ứng vật tư
  • Yếu tố văn hóa của tổ chức

Chương 3: HỆ THỐNG THÔNG TIN MARKETING VÀ NGHIÊN CỨU MARKETING

  1. Hệ thống thông tin Marketing (MIS):
    • Gồm con người, thiết bị và các thể thức để thu thập, phân loại, phân tích, đánh giá và phân phối các thông tin cần thiết, kịp thời và chính xác cho người ra quyết định Marketing
    • Vai trò: xác định được các nhu cầu thông tin của nhà quản trị, phát triển các thông tin cần thiết và phân phối chúng cho các nhà quản trị Marketing
  2. Tiến trình tổ chức hệ thống thông tin MIS
    • Đánh giá nhu cầu thông tin
    • Triển khai thông tin:

+ Thu thập thông tin

+Hệ thống phân tích thông tin marketing

  • Phân phối thông tin

3. Nghiên cứu Marketing:

Gồm các bước:

  • Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu
  • Thiết lập kế hoạch nghiên cứu Mkt
  • Thu thập thông tin
  • Phân tích thông tin
  • Báo cái trình bày kết quả nghiên cứu 3.1 Phân loại nghiên cứu Marketing
  • Nghiên cứu tại bàn
  • Nghiên cứu tại hiện trường
  • Nghiên cứu định tính
  • Nghiên cứu định lượng
  • Nghiên cứu khám phá
  • Nghiên cứu mô tả
  • Nghiên cứu nhân quả
  • Nghiên cứu mô tả
  • Nghiên cứu đột xuất
  • Nghiên cứu luên tục
  • Nghiên cứu kết hợp 3.2 Đối tượng của nghiên cứu Marketing
  • Nghiên cứu người tiêu dùng: nghiên cứu đặc tính của người tiêu dùng về một loại sản phẩm và dịch vụ
  • Nghiên cứu động cơ mua hàng
  • Nghiên cứu quy mô nhu cầu và thị phần
  • Nghiên cứu cạnh tranh
  • Nghiên cứu sản phẩm
  • Nghiên cứu về phân phối
  • Nghiên cứu giá cả
  • Nghiên cứu và kiểm soát hoạt động bán hàng
  • Nghiên cứu quảng cáo
  • Nghiên cứu thương hiệu

CHƯƠNG 4: HÀNH VI MUA CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

  1. Khái quát về thị trường người tiêu dùng : Gồm tất cả các cá nhân, các hộ tiêu dùng mua hàng hóa hay dịch vụ cho mục đích tiêu dùng cá nhân
  • Đặc trưng:

+Quy mô lớn, thường xuyết gia tăng

+  Có sự khác biệt về giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn,…

+ Việc mua sắm đáp ứng nhu cầu cao hơn của cuộc sống hiện đại

2. Hành vi người tiêu dùng

– Là những phản ứng mà các cá nhân biểu lộ trong quá trình đưa ra quyết định mua sản phẩm hay dịch vụ

2.1 Mô hình hành vi người tiêu dùng

    • Những yếu tố kích thích ( sản phẩm, giá cả, phân phối, chiêu thị, kinh tế, kỹ thuật chính trị, văn hóa, xã hội)
    • Hộp đen ý thức người mua (đặc tính của người mua, quá trình ra quyết định mua)
    • Đáp ứng của người mua (chọn sản phẩm, nhãn, nơi mua, khối lượng, lúc mua) 2.2 Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hành vi người tiêu   
    • Yếu tố văn hóa: là một hệ thống những niềm tin giá trị, chuẩn mực, phong tục, tập quán của một cộng đồng
    • Yếu tố xã hội: cá nhân có nhiều mối liên hệ ràng buộc và ảnh hưởng lẫn nhau. Hành vi của các cá nhân cũng chịu tác động của yếu tố xã hội như nhóm tham khảo, gia đỉnh,  vai trò, địa vị.
    • Yếu tố các nhân: Quyết định mua sắm của một người còn chịu ảnh hưởng bởi những đặc điểm các nhân của người đó như tuổi tác, đường đời, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, lối sống cá tính, sự tự quan niệm về bản thân.
    • Yếu tố tâm lý: Hành vi mua của một người còn chịu ảnh hưởng của bốn yếu tố tâm lý cơ bản: động cơ, nhận thức, kiến thức, niềm tin và thái độ 2.3 Quá trình quyết định của người tieu dùng

    Nhận biết nhu cầu – Tìm kiếm thông tin- Đán giá các chọn lựa – Quyết định mua – Hành vi sau khi mua

    • Thị trường các tổ chức và hành vi người mua
      • Khái quát về thị trường của tổ chức:
    • Thị trường của tổ chức gồm những tổ chức mua hàng hóa và dịch vụ để dùng vào việc sản xuất những sản phẩm và dịch vụ khác và những dịch vụ này sẽ được bán, được cho thuê hay cung cấp cho người khác
    • Ba loại: Thị trường các tổ chức sản xuất, thị trường các tổ chức thương mại, thị trường các tổ chức nhà nước.

    CHƯƠNG 5: CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU (CHIẾN LƯỢC S-T-P)

    1. Phân khúc thị trường: Phân khúc thị trường là quá trình phân chia thị trường thành những bộ phận thị trường dựa trên cơ sở những điểm khác biệt về nhu cầu sản phẩm, đặc tính hoặc hành vi tiêu dùng của khách hàng
      • Khúc thị trường là tập hợp những khách hàng có những đặc điểm tương đồng nhau trong việc đáp ứng những tác động marketing từ doanh nghiệp
        • Phân khúc thị trường tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cái nhìn chi tiết về thị trường, giúp họ chọn thị trường mục tiêu một cách chính xác và hiệu quả hơn.
          1. 1 Các tiêu thức phân khúc thị trường
        • Phân khúc theo khu vực địa lý
        • Phân khúc theo yếu tố dân số – xã hội học

    +Lứa tuổi

    + Giới tính

    +Thu nhập

    + Nghề nghiệp và trình độ học vấn

    • Phân khúc theo đặc điểm tâm lý

    + Lối sống

    +Cá tính

    + Động cơ mua hàng

    • Phân khúc theo hành vi tiêu dùng

    + Tình huống sử dụng

    + Lợi ích mà khác hàng tìm kiếm ở sản phẩm

    + Mức độ sử dụng sản phẩm

    + Mức độ trung thành của khách hàng đới với sản phẩm

    1. 2Yêu cầu phân khúc
      • Khi chọn tiêu thức phân khúc cần quan tâm đến một số yêu cầu sau:

    +Tính đo lường

    +Tính quan trọng

    + Tính tiếp cận

    +Tính thực tiễn và khả thi

    2. Chọn thị trường mục tiêu

    • Thị trường mục tiêu là thị trường mà doanh nghiệp lựa chọn dựa trên cơ sở phân tích nhu cầu thị trườnhg, khả năng cạnh tranh và tận dụng nguồn lực của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất, nhờ đó doanh nghiệp có thể xây dựng một hình ảnh riêng, khác biệt thông qua hoạt động marketing
    • Gồm tập hợp những khách hàng có những lợi ích hoặc những đặc tính chung mà doanh nghiệp quyết định hướng sự phục vụ và những nỗ lực marketing vào đó 2.1Đánh giá các khúc thị trường:
    • Để đánh giá các khúc thị trường, doanh nghiệp thường phân tích các vấn đề sau:

    + Quy mô và mức độ tăng trưởng của khúc thị trường: Doanh nghiệp sẽ thu thập và phân tích các dữ liệu về doanh số, khả năng tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận kỳ vọng trong những khúc thị trường.

    + Tính hấp dẫn của các khúc thị trường: áp lực từ thị trường như đe dọa từ cạnh tranh, từ các sản phẩm thay thế, áp lực từ phía người mua, áp lực từ phía người cung ứng

    + Mục tiêu và khả năng về nguồn lực của doanh nghiệp: Doanh nghiệp cần tính đến mục tiêu dài hạn và khả năng nguồn lực trong mối quan hệ với các khúc thị trường khi lựa chọn thị trường mục tiêu.

    2.2 Chọn thị trường mục tiêu:

    • Doanh nghiệp sẽ có quyết định về thị trường mục tiêu sẽ hướng đến, họ có thể lựa chọn một trong ba chiến lược thị trường sau:


    + Marketing không phân biệt: Doanh nghiệp quyết định bỏ qua sự khác biệt giữa các khúc tị trường, sử dụng chiến lược bao phủ thị trường bằng một nỗ lực marketing giống nhau trên quan điểm hướng tới những điểm chung hơn là những điểm khác biệt về nhu cầu trong các khúc thị trường.

    + Marketing có phân biệt: Doanh nghiệp sẽ chọn chiến lược đa dạng hóa thị trường bằng cách tấn công vào nhiều khúc thị trường khác nhau, và áp dụng những chiến lược marketing khác biệt cho từng khúc thị trường.

    + Marketing tập trung: Là sự lựa chọn chiến lược trong đó doanh nghiệp sẽ tập trung vào một hoặc vài khúc thị trường để phục vụ mình.

    2.3 Căn cứ để lựa chọn chiến lược

    • Khả năng nguồn lực và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp
    • Mức độ đồng nhất của sản phẩm
    • Mức độ đồng nhất của thị trường
    • Chiến lược Marketing của đối thủ cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
    • Định vị sản phẩm trên thị trường
    • Định vị sản phẩm được hiểu là việc doanh nghiệp sử dụng những nỗ lực marketing để xây dựng hình ảnh sản phẩm và công ty có một vị trí khác biệt so với sản phẩm và công ty khác trong nhận thức của khách hàng. 2.4 Quá trình định vị:

    -Phân tích tình hình:

    + Phân tích khách hàng: chân dung khách hàng, yếu tố khách hàng quan tâm khi mua hàng

    +Phân tích đối thủ cạnh tranh: Các thông tin về giá, sản pâhrm, phân phối, chiêu thị, chiến lược định vị của họ,…

    + Phân tích doanh nghiệp: phân tích kỹ mục tiêu marketing, khả năng nguồn lực của doanh nghiệp, xác định những điểm mạnh và những điểm yếu, xác định vị trí hiện có của mình so với đối thủ

    • Lập bản đồ định vị: để xác định vị trí của doanh nghiệp mình và đói thủ cạnh tranh theo những tiêu chí mà người mua cho là quan trọng khi chọn mua và đánh giá sản phẩm

    + Xác định lợi thế cạnh tranh: Doanh nghiệp có thể có một số dạng lợi thế cạnh tranh như khác biệt sản phẩm, khác biệt về dịch vụ

    • Ví dụ: Sữa tươi TH True Milk lựa chọn phân khúc khách hàng mục tiêu là những phụ nữ thành thị có thu nhập cao, nhạy cảm, quan tâm đến vấn đề sức khỏe. Định vị thương hiệu sữa sạch tuyệt đối, giá nhỉnh hơn so với các đối thủ cạnh tranh như Vinamilk
    • Lựa chọn chiến lược định vị

    + Định vị dựa vào thuộc tính sản phẩm

    + Định vị dựa vào lợi ích mà sản phẩm có thể đem đến cho khách hàng

    + Định vị dựa vào đối tượng khách hàng

    + Định vị so sánh

    • Nỗ lực marketing mix để thực hiện chiến lược định vị: sau khi xác định và lựa chọn chiến lược định vị, doanh nghiệp sẽ xây dựng kế hoạch hành động cụ thể để thực hiện chiến lược này

    CHƯƠNG 6: CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM

    1. Khái niệm sản phẩm và chiến lược sản phẩm
    2. Sản phẩm là những gì mà doanh nghiệp cung cấp, gắn liền với việc thỏa mãn nhu cầu và ước muốn của khách hàng nhằm thu hút sự chú ý, mua sắm hay sử dụng chúng.
    3. Cốt lõi sản phẩm: chính là những lợi ích mà khác hàng cần tìm kiếm ở sản phẩm
    4. Sản phẩm cụ thể: sản phẩm thực sự mà khách hàng sử dụng để thỏa mãn lợi ích của mình. Gồm các yếu tố: nhãn hiệu, kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng
    5. Sản phẩm tăng thêm: Dịch vụ, lợi ích bổ sung như bảo hành, lắp đặt, thông tin, tư vấn…
    6. Nội dung chiến lược sản phẩm
      1. Kích thước tập hợp sản phẩm:
    7. Là số loại sản phẩm cùng với số lượng chủng loại và mẫu mã sản phẩm. Gồm các số đo:

    + Chiều rộng của tập hợp sản phẩm (số loại sản phẩm)

    • Ví dụ: Vinamilk gồm sữa tươi tiệt trùng, sữa tươi dinh dưỡng tiệt trùng, sữa tươi thanh trùng,…

    +  Chiều dài cùa tập hợp sản phẩm( chủng loại)

    • Ví dụ: sữa chua uống ăn trắng, nha đam, trái cây các loại,…

    + Chiều sâu: Mẫu mã sản phẩm gắn với từng sản phẩm

    • Các quyết định liên quan đến kích thước tập hợp sản phẩm
    • Thiết kế bao bì sản phẩm: Là những hoạt động liên quan đến việc thiết kế và sản xuất sản phẩm những bao gói hay đồ đụng sản phẩm
    • Quyết định về doanh mục sản phẩm kinh doanh
    • Hạn chế: quyết định loại bỏ những nhóm hàng hoặc loại sản phẩm mà doanh nghiệp cho rằng ít hoặc không có hiệu quả
    • Mở rộng: Mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh khác hoặc mửo rộng thêm danh mục sản phẩm
    • Quyết định về dòng sản phẩm
    • Thu hẹp: khi doanh nghiệp nhận thấy một số chủng loại sản phẩm không bảo đảm thỏa mãn nhu cầu khách hàng, không đem lại lợi nhuận
    • Mở rộng: Nhằm tăng khả năng lựa chọn sản phẩm, thỏa mãn nhu cầu cho những nhóm khách hàng khsvd nhsu
    • Hiện đại hóa dòng sản phẩm: Loại trừ những chủng loại sản phẩm lạc hậu, cải tiến và giới thiệu những sản phẩm mới hơn
    • Hoàn thiện và nâng cao đặc tính sử dụng của sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng
    • Hoàn thiện cấu trúc sản phẩm
    • Nâng cao thông số kỹ thuật của sản phẩm
    • Tăng cường tính hữu dụng của sản phẩm
      • Nhãn hiệu sản phẩm
    • Là tên gọi, thuật ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hoặc tổng hợp những yếu tố trên nhằm xác nhận sản phẩm hay dịch vụ của một doanh nghiệp và phân biệt với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Gồm:

    + Tên gọi nhãn hiệu

    + Biểu tượng nhãn

    • Nhãn hiệu được xem là lý tưởng nếu có những đặc trưng sau:

    + Dễ đọc, dễ nhận dạng và dễ nhớ

    + Tạo sự liên tưởng đến đặc tính sản phẩm

    + Nói lên chất lượng sản phẩm

    + Gây ấn tượng

    + Tạo khác biệt

    • Phát triển sản phẩm mới
    • Bao gồm 6 bước:

    + Giai đoạn hình thành và lựa chọn ý tưởng

    + Soạn thảo và thẩm định dự án

    + Thiết kế chiến lược marketing

    + Thiết kế sản phẩm

    + Giai đoạn thử nghiệm

    + Chế tạo hàng loạt và tung sản phẩm mới ra thị trường

    • Chu kỳ sống sản phẩm
    • Là thuật ngữ mô tả sự biến đổi của sản lượng và doanh số trong các giai đoạn khác nhau của quá trình kinh doanh sản phẩm kể từ lúc sản phẩm được giới thiệu cho đến khi rút lui khỏi thị trường. Gồm các giai đoạn:

    + Giai đoạn giới thiệu

    + Giai đoạn phát triển

    + Giai đoạn chín muồi

    + Giai đoạn doanh số

    CHƯƠNG 7: CHIẾN LƯỢC GIÁ

    1. Khái niệm và vai trò của chiến lược giá trong hoạt động kinh doanh
    2. Giá cả
    3. Là khoản tiền mà người mua phải trả cho người bán để có được quyền sở hữu hoặc sử dụng sản phẩm
    4. Là những định hướng dài hạn về giá nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh của một doanh nghiệp
      1. Vai trò của chiến lược giá
    5. Chiến lược giá là yếu tố duy nhất trong marketing mix trực tiếp tạo ra thu nhập
    6. Chiến lược giá là yếu tố quyết định sự lựa chọn của người mua
    7. Chiến lược giá cũng là yếu tố quan trọng nhất quyết định thị phần của doanh nghiệp và khả năng sinh lời
    8. Chiến lược giá là một công cụ hữu hiệu để thâm nhập thị trường, thu hút và giữ khách hàng
    9. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược giá và các quyết định doanh nghiệp
      1. Các yếu tố nội vi
    10. Các mục tiêu marketing:

    + Tối đa hóa lợi nhuận

    + Dẫn đầu về thị phần

    + Dẫn đầu về chất lượng

    + Đảm bảo sống sót

    • Các biến số của marketing:

    + Các quyết định về giá phải được đặt trong một chiến lược tổng thể của 4P. Không tách rời/ độc lập với các chiến lược khác của marketing mix

    • Chi phí sản xuất
      • Yếu tố ngoại vi
    • Thị trường và nhu cầu
    • Sản phẩm, giá cả và chi phí của đối thủ cạnh tranh
    • Chu kỳ sống của sản phẩm
    • Luật pháp
    • Các phưuong pháp định giá
      • Định giá trên cơ sở chi phí
    • Định giá bằng cách cộng thêm vào chi phí (thích hợp cho kinh doanh nhỏ)
    • Định giá bằng cách phân tích mức hòa vốn và định giá theo lợi nhuận mục tiêu (phù hợp với các mặt hàng đại trà, gia dụng, may mặc… với số lượng lớn
      • Định giá dựa trên cảm nhận của người mua đối với giá cả và giá trị
      • Định giá dựa vào cạnh tranh
    • Định giá theo thời gian
    • Định giá theo đấu thầu
    • Các chiến lược giá
      • Chiến lược định giá sản phẩm mới
    • Chiến lược định giá hớt váng sữa
    • Ví dụ: apple là ví dụ điển hình của chiến lược hớt váng sữa khi tung ra thị trường các sản phẩm mới có giá thành rất cao, sau đó giảm dần để tiếp tục chiến lược với sản phẩm đời sau
    • Chiến lược định giá thâm nhập thị trường
    • Ví dụ: Coca cola khi mới vào thị trường Việt Nam đã hạ giá thấp để khách hàng tiếp cận với sản phẩm của mình để cạnh tranh với Pepsi hiện đang đứng đầu trong ngành nước giải khác trong ở Việt Nam lúc bấy giờ
      • Chiến lược điều chỉnh giá
    • Định giá có chiết khấu và có chước giảm
    • Phân hóa giá
    • Định giá theo tâm lý
    • Định giá khuyến mại
    • Định giá theo địa lý
    • Định giá sản phẩm quốc tế
      • Thay đổi giá
    • Quy trình định giá
    • Quy trình định giá sản phẩm áp dụng cho các trường hợp sau:

    + Doanh nghiệp mới đi vào sản xuất lần đầu nên sản phẩm cần được xác định giá để bán

    + Doanh nghiệp tung sản phẩm mới vào thị trường nên cần xác định giá cho sản phẩm mới đó

    + Doanh nghiệp tung sản phẩm đang có vào một thị trường mới nên phải định giá lại cho phù hợp với thị trường

    Các bước định giá:

    • Xác định chi phí phục vụ cho định giá
    • Xác định cầu thị trường mục tiêu
    • Phân tích hàng hóa và giá cả của đối thủ cạnh tranh
    • Xác định nhiệm vụ cho giá
    • Lựa chọn phương pháp định giá phù hợp
    • Xác định mức giá cuối cùng

    Tác giả: Quảng Hoàng Anh (sinh viên lớp 23MA04, Khoa Marketing)

    Bình luận về bài viết này