Danh mục lưu trữ: Lập trình Java

[LẬP TRÌNH JAVA] – CHỈNH SỬA FONT CHỮ

Yêu cầu: Viết chương trình cho phép quan sát các font chữ, dạng chữ, màu chữ, kích cỡ chữ. Người sử dụng nhập 1 chuỗi bất kỳ vào 1 textfield, dòng chữ này sẽ xuất hiện trên 1 vùng mẫu. Người sử dụng có thể thay đổi font, dạng (đậm, nghiêng, thường), kích thước hay màu sắc bằng cách bấm chọn vào các vùng tương ứng.

Đọc tiếp [LẬP TRÌNH JAVA] – CHỈNH SỬA FONT CHỮ

[lập trình java] – bài tập kết nối với cơ sở dữ liệu

1.Giới thiệu về JDBC

JDBC (Java Database Connectivity) là một API chuẩn dùng để tương tác với các loại cơ sở dữ liệu quan hệ (database relationship). JDBC bao gồm một tập hợp các class và các interface dùng cho ứng dụng Java có thể giao tiếp với các cơ sở dữ liệu (database) khác nhau.

Đọc tiếp [lập trình java] – bài tập kết nối với cơ sở dữ liệu

[Lập trình Java] FlowLayout – BoxLayout trong JavaSwing

JavaSwing FlowLayout BoxLayout

Khái niệm

là một cách sắp xếp các đối tượng trên một dòng, từ trái qua phải. Dùng FlowLayout khi muốn sắp xếp các đối tượng liên tiếp nhau trên một dòng.
Khi thay đổi kích thước làm chiều rộng của JFrame không đủ chứa các JButton trên thì chúng sẽ tự động được đẩy xuống dòng dưới (xem bài tập ví dụ cụ thể bên dưới).

Boxlayout là một Layout cho phép sắp xếp các control trên một hàng ngang hoặc trên một cột thẳng đứng.
Khi sắp xếp theo hàng ngang thì khác với FlowLayout, các control sẽ không tự động xuống dòng nếu như không đủ chỗ.

Các hàm khởi tạo

FlowLayout(): Khởi tạo FlowLayout với các đối tượng được căn lề mặc định là CENTER (căn giữa) và khoảng cách giữa các đối tượng theo chiều ngang và dọc mặc định là 5 đơn vị.
FlowLayout(int align): Tương tự như trên nhưng chỉ định vị trí căn lề như: CENTER, LEFT, RIGHT, LEADING, TRAILING và chỉ ra cách căn trái, phải tương đối theo sự sắp xếp của Container.
FlowLayout(int align, int hgap, int vgap): Với cách khởi tạo này chúng ta sẽ tự đặt cách căn lề và khoảng cách ngang (hgap), dọc (vgap) giữa các đối tượng.

Đầu tiên, cần khởi tạo Container (JPanel):
[JPanel panel = new JPanel(new LayoutManager());
Sau đó, khởi tạo BoxLayout:
BoxLayout(Container target, int axis): Tạo BoxLayout với cách bố trí là axis.
Và cuối cùng dùng hàm setLayout để đặt Layout cho JPanel.
Việc sắp xếp các đối tượng theo chiều ngang hay dọc phục thuộc vào đối số axis, X_AXIS sẽ sắp xếp theo chiều ngang, Y_AXIS là theo chiều dọc.

Đọc tiếp [Lập trình Java] FlowLayout – BoxLayout trong JavaSwing

[Lập trình Java] – Tự học Java như thế nào?

Nghề lập trình viên nói riêng, hay là bất kỳ ngành nghề nào khác, thường đánh giá khả năng con người thông qua kinh nghiệm thực tế. Những kiến thức trên trường lớp, đa phần đều mơ hồ và trừu tượng, chỉ có những va vấp trên thực tế mới khiến bản thân bạn trưởng thành hơn. Học code cũng vậy, để thành thạo bất kỳ một ngôn ngữ nào, bạn cần phải có kế hoạch học tập dài hạn và không ngừng trau dồi kiến thức. Điều đó đồng nghĩa với hai chữ “tự học”.

Nhìn chung, phương pháp “tự học” của đa phần các lập trình viên, từ người tay ngang cho đến người có chuyên môn vững vàng, đều bắt đầu từ việc chọn một ngôn ngữ lập trình. Hiểu được ngôn ngữ, bạn có thể biết cách tùy chỉnh, vận hành sao cho phù hợp.

Dưới đây mình xin phép giới thiệu một vài kênh tự học Java mà mình đã có cơ hội trải nghiệm.

  1. HackerRank

Đọc tiếp [Lập trình Java] – Tự học Java như thế nào?

[Lập trình Java] – Lớp Date và Time trong Java

Java cung cấp lớp Date có sẵn trong java.util. Lớp này có chức năng lấy ra Ngày, Tháng và Thời gian hiện tại

Các phương thức thao tác với một chuỗi ngày tháng có sẵn:

Phương thức và miêu tả

Kiểu trả về

Boolean after(Date date)
Trả về TRUE: nếu gọi đối tượng Date chứa một ngày mà CHẬM hơn ngày đã xác định.
Trả về FALSE: nếu gọi đối tượng Date chứa một ngày mà KHÔNG CHẬM hơn ngày đã xác định.

boolean: true, false

Boolean before(Date date)
Trả về TRUE: nếu gọi đối tượng Date chứa một ngày mà NHANH hơn ngày đã xác định
Trả về FALSE: nếu gọi đối tượng Date chứa một ngày mà KHÔNG NHANH hơn ngày đã xác định

boolean: true, false

Object clone()
Sao chép đối tượng Date đã nhập trước

int compareTo(Date date)
So sánh giá trị đối tượng đang gọi với giá trị đó của date.
Trả về 0 nếu các giá trị này là cân bằng.
Trả về một giá trị âm nếu đối tượng đang gọi là sớm hơn date.
Trả về một giá trị dương nếu đối tượng đang gọi chậm hơn date.

int

int compareTo(Object obj)
+ Nếu đối tượng là của lớp Date
So sánh giá trị đối tượng đang gọi với giá trị đó của date.
Trả về 0 nếu các giá trị này là cân bằng.
Trả về một giá trị âm nếu đối tượng đang gọi là sớm hơn date.
Trả về một giá trị dương nếu đối tượng đang gọi chậm hơn date.
+Nếu đối tượng không thuộc lớp Date sẽ được xem là một ClassCastException

int

boolean equals(Object date)
Nếu đối tượng Date đang gọi chứa thời gian và ngày giống như Date đã cho: trả về TRUE
Nếu đối tượng Date đang gọi KHÔNG CHỨA thời gian và ngày giống như Date đã cho: trả về FALSE

boolean: true, false

long getTime()
Trả về kết quả là số mili giây đã trôi qua từ 1/1/1970

long

int hashCode()
Trả về một mã hóa băm (hash code) cho đối tượng đang gọi

int

void setTime(long time)
Thiết lập ngày tháng và thời gian như thời gian đã cho, mà biểu diễn một time đã trôi qua (giá trị mili giây) từ 0 giờ ngày 1/1/1970

long

String toString()
Biến đổi đối tượng Date đang gọi thành một chuỗi và trả về kết quả

String

Mã hóa định dạng SimpleDateFormat trong Java Đọc tiếp [Lập trình Java] – Lớp Date và Time trong Java

[Lập trình Java] – Các phần mềm lập trình Java tốt nhất

IDE Là Gì ?

IDE viết tắt của cụm từ Integrated Development Environment hay còn được gọi là “Môi trường phát triển tích hợp”.

Bao gồm nhiều công cụ khác nhau như chương trình viết mã lệnh hay code editor, chương trình sửa lỗi hay debugger, chương trình mô phỏng ứng dụng khi chạy thực tế hay simulator… Có thể nói IDE là một phần mềm bao gồm những gói phần mềm khác giúp phát triển ứng dụng phần mềm.

Khi mới bắt đầu lập trình với ngôn ngữ Java, chắc hẳn nhiều bạn còn băn khoăn không biết nên lựa chọn IDE gì phù hợp để hiệu quả công việc là cao nhất?  Sau đây là một số  IDE phổ biến và tốt nhất đang được sử dụng hiện nay cho Java: Đọc tiếp [Lập trình Java] – Các phần mềm lập trình Java tốt nhất

[Lập trình Java] – Tìm hiểu về StringTokenizer

Lớp “Java.util.StringTokenizer” cho phép chúng ta chia một chuỗi thành các “token” (các cụm từ hoặc kí tự). Đây là cách đơn giản để chia chuỗi.

Có 3 Constructor của lớp StringTokenizer trong Java:

  1. StringTokenizer(String str): tạo StringTokenizer với chuỗi string đã cho.
  2. StringTokenizer(String str, String delim): tạo StringTokenizer với chuỗi và dấu phân tách delimeter (tùy thuộc vào kí hiệu phân tách của chuỗi – do người dùng quy định).
  3. StringTokenizer(String str, String delim, Boolean return Value): tạo StringTokenizer với chuỗi string và dấu phân tách delimeter và kiểu trả về return đã cho. Nếu kiểu trả về là true, các ký tự phân tách được xem như là các token. Ngược lại là false, các kí tự phân tách phục vụ như các token riêng rẽ.

Lớp StringTokenizer có 6 phương thức bao gồm: Đọc tiếp [Lập trình Java] – Tìm hiểu về StringTokenizer