Danh mục lưu trữ: Kế toán tài chính 3

[Kế toán tài chính 3]- Chương 6: Báo cáo tài chính hợp nhất

  1. PHÂN BỔ LỢI THẾ THƯƠNG MẠI

Ví dụ: Ngày 1/1/N CTY A mua 70% cổ phần của cty B với giá 1.000 tỷ đồng.Thông tin về tài sản của cty B ngày 1/1/N như sau:
              + Vốn đầu tư chủ sở hữu 1.000 tỷ đồng
               + Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 200 tỷ đồng
Yêu cầu: Thực hiện điều chỉnh các chỉ tiêu sau đây khi lập báo cáo tài chính hợp nhất ngày 31/12/N:
         a. Loại trừ khoản đầu tư của cty mẹ vào cty con vào ngày mua.
          b. Tách lợi ích của cổ đông thiểu số trong tài sản của cty con.
          c. Phân bổ lợi thế thương mại. Giả sử lợi thế thương mại được phân bố trong 10 năm từ năm N theo phương pháp đường thẳng
 

Vốn đầu tư của chủ sở hữu : 1.000 – 700 = 300
Lợi nhuận sau thuế: 200 – 140 = 60
Lợi nhuận thương mại: 1000 – 840= 160
a. Có đầu tư vào cty con: 1000

               Nợ đầu tư của chủ sở hữu : 700
                Nợ lợi nhuận sau thuế : 140
                Nợ lợi thế  thương mại: 160
b. Tách lợi ích cổ đông theo thiểu số:
                Nợ vốn đầu tư của chủ sở hữu :300
                Nợ lợi nhuận sau thuế : 60
                      Có lợi ích của cổ đông thiểu số: 360
c. Phân bổ lợi thế thương mại:
                Nợ chi phí quản lý PN: 16
                      Có lợi thế thương mại :16 Đọc tiếp [Kế toán tài chính 3]- Chương 6: Báo cáo tài chính hợp nhất

[Kế toán tài chính 3]- Bài tập báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Bài 1
Tại công ty X hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, có số liệu kế toán như sau:

  1. Xuất kho hàng hóa bán thu bằng tiền chuyển khoản, giá vốn : 100.000.000đ, giá bán chưa có thuế GTGT 160.000.000đ
  2. Bán một tài  sản cố định hữu hình nguyên giá : 70.000.000đ, đã khấu hao : 20.000.000đ. Giá bán 40.000.000đ thu bằng chuyển khoản. Chi phí bán TSCĐ chi bằng chuyển khoản 3.000.000đ
  3. Xác định kết quả kinh doanh. Biết rằng doanh nghiệp không phải nộp thuế thu nhập đặc biệt

YÊU CẦU :

  1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
  2. Phản ánh vào tk 112 dưới dạng sơ đồ chữ T. Biết rằng không có số dư đầu kì
  3. Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp và gián tiếp

Định khoản

1.
NV1:   Nợ TK 632/Có TK 156: 100 tr
            Nợ TK 112/ Có TK 511: 160 tr Đọc tiếp [Kế toán tài chính 3]- Bài tập báo cáo lưu chuyển tiền tệ

[Kế toán tài chính 3] – Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ (tt)

Bài tập ví dụ về phương pháp gián tiếp

Ví dụ 1: Tại công ty A có các số liệu quý 4/2017 như sau: (đvt: triệu đồng)

Số dư đầu quý TK 111: 2000,   TK 112: 6500

Phát sinh trong quý 4/2017:

a.  Mua một lô hàng đã trả đủ bằng tiền gửi ngân hàng, giá mua 1000, số hàng này không nhập kho mà bán thẳng là 1300, đã thu bằng TGNH.

b.  Lương phải trả cho nhân viên bán hàng 60, nhân viên QLDN 40.

c.   Chi tiền mặt trả đủ lương ở câu b.

d.   Khấu hao TSCĐ trong kỳ của bộ phận bán hàng là 30, BPQLDN là 20.

e.   Chi TGNH mua TSCĐ hữu hình là 400.

f.   Vay ngắn hạn gửi vào tk TGNH 1000.

g.  Xác định kết quả HĐKD, biết thuế suất TNDN là 20%.

h.  Chi tiền gửi ngân hàng nộp đủ thuế TNDN ở câu g.

Yêu cầu: 

  1. Định khoản
  2. Tính chỉ tiêu MS50 trên Bảng Báo cáo HĐKD
  3. Lập BCLCTT theo PP gián tiếp

Đọc tiếp [Kế toán tài chính 3] – Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ (tt)

[Kế toán tài chính 3] – Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

kttc3-phan-loai-hoat-dong-clb-knt

Một số lưu ý:

  • Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01): Là DT không thuế
  • Lợi nhuận trước thuế là LN kế toán
  • Chi phí thuế TNDN hiện hành = TN chịu thuế * thuế suất

Đọc tiếp [Kế toán tài chính 3] – Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

[Kế toán tài chính 3] – Lập báo cáo tài chính – bảng cân đối kế toán

I. TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH:

Là những báo cáo tổng hợp về tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của một doanh nghiệp. Ngoài thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin khác trong “Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các Báo cáo tài chính tổng hợp.

Đọc tiếp [Kế toán tài chính 3] – Lập báo cáo tài chính – bảng cân đối kế toán

[Kế toán Tài chính 3] – Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm và kế toán các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cần điều chỉnh

CÁC SỰ KIỆN PHÁT SINH SAU NGÀY KẾT THÚC KỲ KẾ TOÁN NĂM VÀ KẾ TOÁN CÁC SỰ KIỆN PHÁT SINH SAU NGÀY KẾT THÚC KỲ KẾ TOÁN NĂM CẦN ĐIỀU CHỈNH

Có 2 loại sự kiện:  Sự kiện cần điều chỉnh và sự kiện không cần điều chỉnh

+ Sự kiện không cần điều chỉnh: Là những sự kiện phát sinh sau kỳ báo cáo năm liên quan đến những tình huống đã xảy ra sau ngày kết thúc kỳ kế toán.

Một số sự kiện không cần điều chỉnh như: Mua sắm hoặc thanh lý những tài sản có giá trị lớn, Thay đổi bất thường về tỷ giá đối hoái; Việc giảm giá thị trường của các khoản đầu tư góp vốn liên doanh, các khoản phát hành BCTC. Sự giảm giá thị trường của các khoản đầu tư thường không liên quan đến giá trị các khoản đầu tư vào ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Doanh nghiệp không phải điều chỉnh số liệu đã được ghi nhận trong bảng cân đối kế toán đối với các khoản đầu tư, tuy nhiên có thể bổ sung giải trình theo quy định

+Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cần điều chỉnh: Là những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cung cấp bằng chứng về các sự kiện đã tồn tại trong năm tài chính cần phải điều chỉnh trước khi lập BCTC

VD tham khảo: Số nợ phải thu khách hàng trên BCDKT 31/12/2017 là 3.100.000.000đ và doanh nghiệp chưa trích lập dự phòng phải thu khó đòi. Tuy nhiên 20/1/2018 kế toán mới có bằng chứng về 1 khách hàng có nguy cơ mất khả năng thanh toán với số tiền 100.000.000đ. Trong khi ngày phát hành BCTC là 25/2/2018

( Giả sử:  Thuế TNDN 20%)

Giải

*Điều chỉnh lại các định khoản

  1. Nợ 642: 000.000

Có 2293 :       100.000.000 Đọc tiếp [Kế toán Tài chính 3] – Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm và kế toán các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cần điều chỉnh