[Kế toán tài chính 3] – Lập báo cáo tài chính – bảng cân đối kế toán

I. TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH:

Là những báo cáo tổng hợp về tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của một doanh nghiệp. Ngoài thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin khác trong “Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các Báo cáo tài chính tổng hợp.

1. Kỳ lập báo cáo tài chính:

  • Kỳ lập Báo cáo tài chính năm.
  • Kỳ lập Báo cáo tài chính giữa niên độ.
  • Kỳ lập Báo cáo tài chính khác (tuần, tháng, 6 tháng, 9 tháng,…)

2. Đối tượng áp dụng, trách nhiệm lập:

Giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp.

loai-bao-cao-tc-KTT3-clb-knt.PNG

3. Hệ thống báo cáo tài chính:

he-thong-bctc-KTTC3-clb-knt

II. LẬP BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN:

Khái niệmLà BCTC tổng hợp phản ánh một cách tổng quát toàn bộ giá trị tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản đó của DN tại một thời điểm nhất định.

(Mẫu Bảng CĐKT : Mẫu số B 01-DN)

**Lưu ý khi lập BCĐKT:

  • Đã thực hiện xong công việc cần thiết lúc cuối kỳ.
  • Nguyên tắc chung: căn cứ số dư cuối kỳ các tài khoản và hướng dẫn lập BCTC theo quy định.
  • Tuyệt đối không được bù trừ số dư giữa hai bên nợ và có của các TK 131, 331, 138, 338. Nếu Số dư Nợ thì ghi bên phần TS, Số dư Có ghi bên phần NV trên BCĐKT

Ví dụ 1: Số dư đầu kỳ TK 131 đầu tháng 12/2017:

  • Số tiền phải thu công ty A 50tr, công ty B 30tr.
  • Số tiền nhận trước công ty C trả trước tiền hàng là 60tr.

Phát sinh trong tháng 12/2017:

  1. Bán hàng cho công ty A chưa thu tiền 40tr.
  2. Thu tiền Công ty A thanh toán bằng chuyển khoản 65tr.
  3. Thu tiền công ty B thanh toán bằng chuyển khoản 42tr.
  4. Giao hàng đã trả trước tiền của Công ty C 65tr.
  5. Bán hàng cho công ty M chưa thu tiền 70tr.
  6. Thu tiền của công ty M bằng chuyển khoản 50tr.
  7. Nhận trước tiền hàng của công ty K bằng chuyển khoản 48tr.
  8. Thu tiền của công ty A bằng chuyển khoản 10tr.

Yêu cầu: – Vẽ sơ đồ chữ T tài khoản 131 cả tổng hợp và chi tiết theo từng KH.

– Lập Bảng tổng hợp chi tiết tk131

Gii:

a, Sơ đồ chữ T:

so-do-chu-T-1-KTTC3-clb-knt.PNG

so-do-chu-T-2-KTTC3-clb-knt

so-do-chu-T-3-KTTC3-clb-knt.PNG

b, Bảng tổng hợp chi tiết TK 131:

bang-vd1-KTTC3-clb-knt
Ví dụ 2: Số dư tháng 12/2017 TK 331  (Dư Có 15tr)

-Phải trả công ty D 60tr

-Trả trước cho công ty lương thực 45tr.

Phát sinh trong tháng 12/2017:

1.      Mua hàng công ty XNK chưa trả tiền 30tr.

2.      Chuyển khoản thanh toán công ty D 40tr.

3.      Chuyển khoản thanh toán cho công ty XNK 20tr.

4.      Nhận được hàng đã trả trước tiền do công ty lương thực giao 58tr.

5.      Chuyển khoản trả trước tiền hàng cho công ty điện máy 38tr.

Yêu cầu: – Phản ánh sơ đồ chữ T tk 331

-Lập bảng tổng hợp chi tiết TK331.

Giải:

so-do-chu-T-4-KTTC3-clb-knt

 

so-do-chu-T-5-KTTC3-clb-knt.PNG

b, Bảng tổng hợp chi tiết TK 331:

bang-vd2-KTTC3-clb-knt.PNG

Ví dụ 3:  Căn cứ vào số liệu ở ví dụ 1,2 hãy phản ánh số dư ck các tk 131, 331 vào BCĐKT ngày 31/12/17. Biết toàn bộ công nợ đều là ngắn hạn.

Giải:

vd3-KTTC3-clb-knt.PNG

  • Các TK 214, 229 mặc dù có Số dư bên Có nhưng là các khoản điều chỉnh giảm Tài sản nên được “ghi âm” bên phần TÀI SẢN của BCĐKT.
  • Một số khoản mục thuộc phần NGUỒN VỐN có thể có Số dư bên Nợ/Có nhưng vẫn ghi được ghi bên phần NGUỒN VỐN của BCĐKT như TK 412, 413, 421 .

Bài tập: Tại công ty A có số dư cuối tháng 12/N của một số tài khoản như sau: (đvt: triệu đồng)

TK 111: 150                         TK 112: 550

TK 131: 450                         TK 152: 300

TK 211: 2.000                      TK 214 (2141): 200

TK 153: 200                         TK 154: 100

TK 155: 400                         TK 4111: 2.500

TK 331: 400                          TK 341: 40

TK 419: 240                          TK 413: 70 (Dư có)

       TK 229 (2294): 60                TK 4112: 200 (Dư nợ)

TK 421: ?

Trong đó:

+TK 131: 450 ,chi tiết:                                                       

  • Phải thu khách hàng A: 400
  • Phải thu khách hàng B: 200
  • Khách hàng C ứng trước tiền: 150

 +TK 331: 400, chi tiết:

  • Phải trả người bán M: 350
  •  Phải trả người bán K: 150
  • Ứng trước tiền cho người bán H: 100

Yêu cầu:  Dựa vào số liệu trên lập bảng cân đối kế toán cuối tháng 12/N (cột số cuối năm). Biết rằng toàn bộ công nợ của doanh nghiệp đều là nợ ngắn hạn.

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Cuối tháng 12/N
TÀI SẢN Mã số Số dư cuối năm
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 2340
 I. Tiền và các khoản tương đương tiền: 110 700
 1. Tiền 111 700
 2. Các khoản tương đương tiền 112
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 120
 1. Chứng khoán kinh doanh 121
 2. Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh 122
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 700
 1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 131 600
 2. Trả trước người bán 132 100
 …
IV. Hàng tồn kho 140 940
 1. Hàng tồn kho 141 1000
 2. DP giảm giá hàng tồn kho 149 -60
V. Tài sản ngắn hạn khác 150
….
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 200 1800
I. Các khoản phải thu dài hạn 210
….
II. Tài sản cố định 220 1800
1. TSCĐ hữu hình 221 1800
– Nguyên giá 222 2000
–  Hao mòn lũy kế 223 -200
…..
4140
NGUỐN VỐN
C. NỢ PHẢ TRẢ 300 690
 I. Nợ ngắn hạn 310 690
 1. Phải trả người bán ngắn hạn 311 500
 2. Người mua ứng tiền trước 312 150
….
 10. Vay nợ thuê tài chính 320 40
….
D. VỐN CHỦ SỞ HỮU
 I. Vốn chủ của sở hữu 2500
 1. Vốn góp của chủ sở hữu 411 2500
 – Cổ phần thông qua có quyền biểu quyết 411a
 – Cổ phần ưu đãi 411b -200
 2. Thặng dư cổ phần 412 -200
417
 5. Cổ phiếu quỹ 421 -240
 7. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 417 70
 11. LNST chưa phân phối 421 1320
4140

Tác giả: Trần Thị Anh Đào (sinh viên năm 3, lớp 16DTK, khoa Công nghệ thông tin)

Bình luận về bài viết này