Danh mục lưu trữ: Thuế 1

[Thuế 1] – Thuế tiêu thụ đặc biệt

I/ TỔNG QUAN VỀ THUẾ TTĐB:

1/ Khái niệm và đặc điểm của thuế TTĐB:

Khái niệm:

Thuế TTĐB là loại thuế gián thu, áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ “đặc biệt”. Thường là các hàng hóa, dịch vụ có tính chất: xa xỉ, cao cấp – đắt tiền; ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe, môi trường; gây lãng phí cho xã hội.

Như vậy, trên góc độ lợi ích xã hội, các hàng hóa và dịch vụ chịu thuế là hàng hóa, dịch vụ không khuyến khích tiêu dùng. Do đó áp dụng một loại thuế riêng, ngoài thuế GTGT.

Đặc điểm:

So với thuế GTGT, thuế TTĐB có phạm vi thu thuế hẹp hơn. Sự khác biệt này bắt nguồn từ mục tiêu của từng loại thuế.

Thuế TTĐB thường có thuế suất cao. Qua đó tác động mạnh đến giá cả hàng hóa, dịch vụ chịu thuế, thực hiện điều tiết thu nhập người tiêu dùng và hướng dẫn hoạt động sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh dịch vụ.

Đọc tiếp [Thuế 1] – Thuế tiêu thụ đặc biệt

[Thuế 1] – Thuế xuất nhập khẩu

I/ TỔNG QUAN VỀ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU

1. Khái niệm và đặc điểm của thuế XNK

Khái niệm: Thuế Xuất khẩu và thuế Nhập khẩu là loại thuế thu đối với hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu, trong quan hệ thương mại quốc tế; nói cách khác là hàng hóa XNK mậu dịch.

Đặc điểm: 

Thuế XNK là loại thuế gián thu: qua tác động đến giá của hàng hóa XNK, thuế XNK ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng và hoạt động của nhà kinh doanh XNK.

Thuế XNK liên quan mật thiết với hoạt động ngoại thương: được NN sử dụng nhằm kiểm soát hoạt động XNK. Thuế XNK chỉ thu một lần; áp dụng cho hàng hóa mậu dịch và phi mậu dịch

Đọc tiếp [Thuế 1] – Thuế xuất nhập khẩu

[Thuế 1] – Thuế thu nhập doanh nghiệp – Lý thuyết

I/ TỔNG QUAN VỀ THUẾ TNDN

1/ Khái niệm và đặc điểm của thuế TNDN

Khái niệm:

Thuế TNDN là loại thuế thu đối với thu nhập của cơ sở kinh doanh. Thu nhập là khái niệm đa dạng; có thể là lợi tức từ hoạt động kinh doanh, xác định trên cơ sở doanh thu trừ đi chi phí kinh doanh; có thể là khoản thu không phải từ hoạt động kinh doanh.

Như vậy, so với chế độ thuế Lợi tức trước đây, thuế TNDN có phạm vi chi phối rộng hơn,bao quát các khoản thu nhập, phát sinh tại cơ sở kinh doanh, trong bối cảnh phát triển nền KT thị trường.

Đặc điểm:

– Thuế TNDN là thuế trực thu, đối tượng nộp thuế cũng là đối tượng chịu thuế. Mức thu thuế, do đó, ảnh hưởng lớn đến khả năng tái đầu tư của cơ sở kinh doanh.

– Thuế TNDN phụ thuộc vào kết quả hoạt động của cơ sở kinh doanh, chỉ khi có thu nhập chịu thuế, cơ sở kinh doanh mới phải chịu thuế.

– Khả năng tập trung thuế TNDN, nhiều hay ít, không chỉ phụ thuộc vào thuế suất, mà còn chịu sự chi phối của của sự tăng trưởng của nền KT nói chung.

– Nhằm tạo môi trường bền vững cho đầu tư, thuế suất thuế TNDN quy định bằng tỷ lệ %, không lũy tiến.

Đọc tiếp [Thuế 1] – Thuế thu nhập doanh nghiệp – Lý thuyết

[Thuế 1] – Bài tập chương 4: Thuế GTGT

Đáp án trắc nghiệm (sách giáo trình)

10d     11b     12d     13d     14d     15a      16d     17a

Bài tập tính toán:

Bài tập 1(tương tự câu 17/GT): Công ty cổ phần và thương mại xây dựng M có doanh thu trong kỳ tính thuế tháng 5/2010 là 5.000.000.000 đồng.

Trong đó:

+ Doanh thu từ hoạt động kinh doanh thương mại: 2.000.000.000 đồng

+ Doanh thu từ thực hiện hợp đồng xây dựng khác: 1.000.000.000 đồng

  • Thuế GTGT đầu vào tập hợp được đủ điều kiện thực hiện khấu trừ trong tháng 4 chưa được khấu trừ hết: 150.000.000 đồng
  • Thuế GTGT đầu vào tập hợp đủ điều kiện thực hiện khấu trừ trong tháng 5: 75.000.000 đồng
  • Biết thuế suất thuế GTGT của hoạt động kinh doanh thương mại và xây dựng là 10%

Thuế GTGT phải nộp đến hết kỳ tính thuế tháng 5/2010 của công ty M là bao nhiêu?

Đọc tiếp [Thuế 1] – Bài tập chương 4: Thuế GTGT

[Thuế 1] – Chương 4: Thuế giá trị gia tăng

I/ Lý thuyết

I. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế giá trị gia tăng

  • Khái niệm thuế GTGT

Thuế GTGT là thuế tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa và dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

GTGT được xác định bằng chênh lệch giữa tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ (HHDV) bán ra với tổng trị giá HHDV mua vào tương ứng trong kỳ tính thuế:

GTGT=Tổng giá trị HHDV bán ra – Tổng giá trị HHDV mua vào tương ứng Số thuế GTGT=GTGT của HHDV chịu thuế x Thuế suất thuế GTGT của HHDV đó

Đọc tiếp [Thuế 1] – Chương 4: Thuế giá trị gia tăng