Danh mục lưu trữ: Kinh tế Vĩ mô

[Đề cương] Đề cương Kinh tế vĩ mô 2

Câu 1 Hãy phân tích và đánh giá các yếu tố sau ảnh hưởng đến GDP thực và phúc lợi quốc gia như thế nào?

Cần đưa ra phân tích và đánh giá

GDP thực= GDP danh nghĩa/ giá cả => GDP thực không phụ thuộc vào giá cả.

Phúc lợi kinh tế là sự thỏa mãn mà xã hội mang lại cho con người.

  • Nhiều học sinh cấp 3 tốt nghiệp không tiếp tục đi học đại học mà đi làm công nhân?

Nhiều học sinh tốt nghiệp cấp 3 và đủ tuổi lao động đi làm dẫn đến L ( lao động ) tăng => Y ( sản lượng) tăng => GDP thực tăng bất chấp giá cả là bao nhiêu.

Chưa đủ cơ sở khẳng định phúc lợi xã hội có tăng hay không. Bởi vì có lao động sẽ chọn đi làm và có lao động buộc phải đi làm vì hoàn cảnh.

  • Ngày càng có nhiều mẫu thuẫn giữa công nhân và chủ doanh nghiệp, dẫn đến tình trạng đình công.

Tình trạng đình công xảy ra => L ( lao động ) giảm => Y ( sản lượng ) giảm => GDP thực giảm.

Phúc lợi xã hội giảm do quá trình sản xuất bị gián đoạn.

  • Năm 2020, vì đại dịch COVID diễn ra, các khu vui chơi giải trí bị buộc phải đóng của hàng loạt.

GPD thực chưa đủ cơ sở khẳng định tăng hay giảm

+Đối với công viên thu phí thì sẽ làm giảm GDP thực

+Đối với công viên tự do thì không làm giảm GDP thực

Phúc lợi xã hội giảm vì nhu cầu giải trí và hoạt động tư do bị hạn chế.

  • Quốc hội ra nghị định hạn chế hoạt động của Karaoke, dẫn tới hoạt động karaoke bị thu hẹp, các doanh nghiệp chuyển hướng sang đầu tư kinh doanh các ngành khác.

Lao động vẫn có việc vì các chủ doanh nghiệp tăng đầu tư vao các ngành nghề khác => I ( đầu tư) tăng => Y (sản lượng) tăng => GDP thực tăng.

  • Vì đại dịch COVID, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất và sa thải bớt công nhân.

Nhiều công nhân bị sa thải mất việc làm => L ( lao động ) giảm => Y ( sản lượng ) giảm => GDP thực giảm.

Phúc lơi xã hội giảm.

  • Sáng kiến mới trong lĩnh vực nông nghiệp được đưa vào thực tế làm cho sản lượng nông nghiệp tăng.

Y (sản lượng) tăng => GDP thực tăng

Chưa đủ cơ sở khẳng định phúc lợi xã hội tăng hay giảm.

Câu 2 Trong mô hình tăng trưởng kinh tế của Solow, tỷ lệ tăng dân số tác động như thế nào đến trạng thái dừng ( thiết lập công thức và chứng minh ). Tại sao các nước phát triển lại nhập khẩu lao động?

đề cương kinh tế vĩ mô 2 – CLB Kết Nối Trẻ
đề cương kinh tế vĩ mô 2 – CLB Kết Nối Trẻ

Tóm lại, dân số càng cao thì trạng thái dừng càng thấp.

Các nước phát triển đã từng hạn chế tăng dân số để lấy điểm vàng phát triển kinh tế. Khi đã phát triển đến điểm vàng thì không còn đủ lực lượng lao động để phát triển nữa. Nên cần lao động để phát triển tiếp tục thì họ chỉ có thể nhập khẩu lao động từ các nước đang phát triển.

Câu 3 Cán cân thương mại là gì? Dòng vốn ra ( ròng) [NCO] là gì? Hai khái niệm này có mối quan hệ như thế nào?

  • Trên thị trường hàng hóa: NX = EX – IM ( xuất khẩu – nhập khẩu) được gọi là xuất khẩu ròng hay còn gọi là cán cân thương mại.

NX > 0 cán cân thương mại thặng dư

NX< 0 cán cân thương mại thâm hụt

  • Trên thị trường vốn: NX = S – I ( tiết kiệm – đầu tư) được gọi là dòng vốn ra NCO hay còn được gọi là cán cân thương mại

NX > 0 quốc gia là người cho vay ( ròng)

NX < 0 quốc gia là người đi vay ( ròng)

Câu 4 Trong nền kinh tế dài hạn, M là một quốc gia nhỏ, mở cửa. Chính phủ nước M vừa thực hiện chính sách hạn chế nhập khẩu. Điều này sẽ làm ảnh hưởng và thay đổi như thế nào đến các yếu tố lãi suất, tiết kiệm, đầu tư, cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái?

Do nước M là nước có nền kinh tế nhỏ và mở cửa nên r (lãi suất) của nước này  cũng chính là r* ( lãi suất trên thế giới) và đây là giá trị không đổi.

S (tiết kiệm) không bị ảnh hưởng dẫn đến I (đầu tư) cũng không đổi.

NX (cán cân thương mại) không đổi.

Tuy nhiên tỷ giá hối đoái sẽ tăng

Đọc tiếp [Đề cương] Đề cương Kinh tế vĩ mô 2