Danh mục lưu trữ: Tiền tệ Ngân hàng và thị trường Tài chính 2

[Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính 2] – Câu hỏi ôn tập chương 5 + 6

 

Chương 5:

Câu 1: Người sở hữu cổ phiếu, trái phiếu được hưởng:

A. Lãi suất cố định
B. Thu nhập phụ thuộc vào hoạt động công ty
C. Được quyền bầu cử tại đại hội cổ đông
D. Lãi suất từ vốn mà mình đầu tư vào công ty

Câu 2: Câu nào sau đây đúng với thị trường sơ cấp:

A. Làm tăng lượng vốn đầu tư cho nền kinh tế
B. Làm tăng lượng tiền trong lưu thông
C. Không làm lượng tiền trong lưu thông
D. Giá phát hành do quan hệ cung cầu quyết định

Câu 3: Thị trường thứ cấp:

A. Là nơi các doanh nghiệp huy động vốn trung và dài hạn thông qua việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu
B. Là nơi mua bán các loại chứng khoán kém chất lượng
C. Là nơi mua bán lại các loại chứng khoán đã phát hành
D. Là thị trường chứng khoán kém phát triển

Câu 4: Lý do nào sau đây đúng với bán khống chứng khoán:

A. Ngăn chặn thu lỗ
B. Hưởng lợi từ sụt giá chứng khoán
C. Hưởng lợi từ việc tăng giá chứng khoán
D. Hạn chế rủi ro

Câu 5: Nếu một trái phiếu được bán với giá thấp hơn mệnh giá thì:

A. Lãi suất hiện hành của trái phiếu< lãi suất danh nghĩa của trái phiếu
B. Lãi suất hiện hành của trái phiếu= lãi suất danh nghĩa của trái phiếu
C. Lãi suất hiện hành của trái phiếu> lãi suất danh nghĩa của trái phiếu
D. Không có cơ sở để so sánh

Câu 6: Nhà phát hành định phát hành 2 loại trái phiếu: trái phiếu X có thười hạn 5 năm và trái phiếu Y có thời hạn 20 năm. Như vậy, nhà phát hành phải định mức lãi suất cho 2 trái phiếu trên là: Đọc tiếp [Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính 2] – Câu hỏi ôn tập chương 5 + 6

[Tiền tệ Ngân hàng và Thị trường Tài chính 2] – Ôn Tập

TIỀN TỆ NGÂN HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 2

Câu hỏi ôn tập 

Chương 1:

Câu 1: Quá trình hình thành và phát triển của tài chính gắn liền với những điều kiện cơ bản nào:

  1. Sự xuất hiện của tiền tệ và nền sản xuất hàng hóa
  2. Lịch sử phát triển phân công lao động xã hội
  3. Quá trính hình thành chế độ chiếm hữu tư nhân và nhà nước
  4. Các câu trên đều đúng

Câu 2: Cấu trúc của hệ thống tài chính bao gồm: Đọc tiếp [Tiền tệ Ngân hàng và Thị trường Tài chính 2] – Ôn Tập

[Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính 2] – Chương 4: Thị trường tiền tệ

Chương 4: THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ

I. Thị trường tiền tệ:

  1. Khái niệm:

Thị trường tiền tệ là thị trường tra đổi, mua bán các công cụ tài chính ngắn hạn (tối đa là một năm) như tín phiếu Kho bạc, thương phiếu, chấp phiếu ngân hàng,…

* Mục đích của thị trường tiền tệ: tạo điều kiện cho việc chuyển giao các nguồn vốn ngắn hạn

* Chức năng của thị trường tiền tệ:

– Tạo lập và cung ứng vốn ngắn hạn cho nền kinh tế

– Tạo môi trường đầu tư an toàn và có hiệu quả cho các chủ thể trong xã hội

– Góp phần làm giảm áp lực lạm phát và ổn định giá trị đồng tiền

  1. Đặc điểm:

Đọc tiếp [Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính 2] – Chương 4: Thị trường tiền tệ

[Tiền tệ Ngân hàng và Thị trường Tài chính 2] – Các định chế Tài chính phi Ngân hàng (phần 2)

Chương 3: CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG (Phần 2)

II.Quỹ hưu trí:

  1. Khái niệm:
  • Quỹ hưu trí là một loại hình trung gian tài chính thuộc các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng và là một trong các tổ chức tài chính phi ngân hàng
  • Quỹ hưu trí là một quỹ được thiết lập để thanh toán những khoản lợi ích cho người lao động khi họ về hưu, giúp họ có được khoản thu nhập ổn định thông qua cung cấp các chương trình lương hưu
  1. Đặc điểm:
  • Đầu tư vào một tài sản có tính thanh khoản kém, đó là hợp đồng về tiền hưu trí, chỉ được sử dụng cho đến khi người lao động về hưu.
  • Đối tượng thành lập quỹ bao gồm các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, các công đoàn lao động và các cá nhân có nhu cầu
  • Huy động vốn được thực hiện thông qua các khoản đóng góp của các thành viên tham gia để đầu tư
  • Được trả một lần hoặc định kỳ hàng tháng cho đến chết
  1. Vai trò:
  • Đảm bảo cho những nhu cầu tiêu dùng khi về hưu
  • Tạo nguồn vốn cho các cá nhân hay tổ chức có nhu cầu dưới dạng các khoản đầu tư hoặc tiêu dùng
  • Đầy đủ vai trò của nhà đầu tư tổ chức, như: Tập hợp rủi ro và cung cấp các giải pháp phòng ngừa rủi ro tốt hơn cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ; có thể đa dạng hóa đầu tư bằng cách nắm giữ nhiều loại tài sản khác nhau; thúc đẩy tính thanh khoản của thị trường; lợi thế quy mô vốn lớn, giao dịch lớn giúp cho chi phí đối với mỗi nhà đầu tư thấp hơn.
  1. Phân loại:

+Theo phương pháp chi trả:

  • Chương trình hưu trí theo đóng góp được xác định – lợi nhuận được xác định bởi những đóng góp vào kế hoạch và các khoản thu nhập của kế hoạch hưu trí
  • Chương trình hưu trí với lợi nhuận xác định- các khoản chi trả thu nhập tương lai được định trước

+Theo cách thức tổ chức:

  • Chương trình trợ cấp riêng
  • Chương trình trợ cấp công cộng

Đọc tiếp [Tiền tệ Ngân hàng và Thị trường Tài chính 2] – Các định chế Tài chính phi Ngân hàng (phần 2)

[Tiền tệ Ngân hàng và Thị trường Tài chính 2] – Các định chế Tài chính phi Ngân hàng (phần 1)

Chương 3: CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG (Phần 1)

  1. Công ty bảo hiểm: 

     –Khái niệm: Công ty bảo hiểm là trung gian tài chính thực hiện nhiệm vụ chi trả cho các sự kiện không mong đợi xảy ra. Là tổ chức huy động vốn bằng cách bán chứng nhận bảo hiểm cho công chúng và sử dụng nguồn vốn huy động được để đầu tư trên TTCK.

    – Đặc điểm:

  • Được tổ chức thành lập và hoạt động theo luật kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác của pháp luật.
  • Chịu sự quản lý trực tiếp của bộ tài chính.
  • Chu kỳ kinh doanh được công ty thực hiện đảo ngược, tức là sản phẩm đước bán ra trước, doanh thu được thực hiện rồi sau đó mới phát sinh chi phí.
  • Đối tượng kinh doanh đa dạng.

Đọc tiếp [Tiền tệ Ngân hàng và Thị trường Tài chính 2] – Các định chế Tài chính phi Ngân hàng (phần 1)

[Tiền tệ Ngân hàng & Thị Trường Tài Chính 2] – Chương 1: Tài chính và hệ thống tài chính

TIỀN TỆ NGÂN HÀNG & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 2

CHƯƠNG 1: TÀI CHÍNH VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH

  1. Khái quát sự ra đời và phát triển của tài chính:

Gắn liền với quá trình:

  • Lịch sử phát triển phân công lao động xã hội
  • Quá trình hình thành chế độ chiếm hữu tư nhân Nhà nước
  • Sự xuất hiện của tiền tệ và nền sản xuất hàng hóa
  • Việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ cho tiêu dùng và đầu tư, sản xuất
  1. Những lý luận cơ bản của tài chính:
    • Khái niệm:

Đọc tiếp [Tiền tệ Ngân hàng & Thị Trường Tài Chính 2] – Chương 1: Tài chính và hệ thống tài chính