Danh mục lưu trữ: Hệ thống thông tin kế toán – Kế toán – Kiểm toán

[ĐỀ CƯƠNG] – MỘT SỐ BÀI TẬP THỰC HÀNH CODE MÔN CƠ SỞ LẬP TRÌNH

Mục tiêu

Làm quen cách viết các chương trình đơn giản, cách sử dụng:

Đọc tiếp [ĐỀ CƯƠNG] – MỘT SỐ BÀI TẬP THỰC HÀNH CODE MÔN CƠ SỞ LẬP TRÌNH

[Kế toán tài chính 3]- Chương 6: Báo cáo tài chính hợp nhất

  1. PHÂN BỔ LỢI THẾ THƯƠNG MẠI

Ví dụ: Ngày 1/1/N CTY A mua 70% cổ phần của cty B với giá 1.000 tỷ đồng.Thông tin về tài sản của cty B ngày 1/1/N như sau:
              + Vốn đầu tư chủ sở hữu 1.000 tỷ đồng
               + Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 200 tỷ đồng
Yêu cầu: Thực hiện điều chỉnh các chỉ tiêu sau đây khi lập báo cáo tài chính hợp nhất ngày 31/12/N:
         a. Loại trừ khoản đầu tư của cty mẹ vào cty con vào ngày mua.
          b. Tách lợi ích của cổ đông thiểu số trong tài sản của cty con.
          c. Phân bổ lợi thế thương mại. Giả sử lợi thế thương mại được phân bố trong 10 năm từ năm N theo phương pháp đường thẳng
 

Vốn đầu tư của chủ sở hữu : 1.000 – 700 = 300
Lợi nhuận sau thuế: 200 – 140 = 60
Lợi nhuận thương mại: 1000 – 840= 160
a. Có đầu tư vào cty con: 1000

               Nợ đầu tư của chủ sở hữu : 700
                Nợ lợi nhuận sau thuế : 140
                Nợ lợi thế  thương mại: 160
b. Tách lợi ích cổ đông theo thiểu số:
                Nợ vốn đầu tư của chủ sở hữu :300
                Nợ lợi nhuận sau thuế : 60
                      Có lợi ích của cổ đông thiểu số: 360
c. Phân bổ lợi thế thương mại:
                Nợ chi phí quản lý PN: 16
                      Có lợi thế thương mại :16 Đọc tiếp [Kế toán tài chính 3]- Chương 6: Báo cáo tài chính hợp nhất

[Kế toán tài chính 3]- Bài tập báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Bài 1
Tại công ty X hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, có số liệu kế toán như sau:

  1. Xuất kho hàng hóa bán thu bằng tiền chuyển khoản, giá vốn : 100.000.000đ, giá bán chưa có thuế GTGT 160.000.000đ
  2. Bán một tài  sản cố định hữu hình nguyên giá : 70.000.000đ, đã khấu hao : 20.000.000đ. Giá bán 40.000.000đ thu bằng chuyển khoản. Chi phí bán TSCĐ chi bằng chuyển khoản 3.000.000đ
  3. Xác định kết quả kinh doanh. Biết rằng doanh nghiệp không phải nộp thuế thu nhập đặc biệt

YÊU CẦU :

  1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
  2. Phản ánh vào tk 112 dưới dạng sơ đồ chữ T. Biết rằng không có số dư đầu kì
  3. Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp và gián tiếp

Định khoản

1.
NV1:   Nợ TK 632/Có TK 156: 100 tr
            Nợ TK 112/ Có TK 511: 160 tr Đọc tiếp [Kế toán tài chính 3]- Bài tập báo cáo lưu chuyển tiền tệ

[Kế toán hành chính sự nghiệp] – Kế toán vốn bằng tiền

KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN

1/ Phương pháp hạch toán kế toán

Ke-toan-hanh-chinh-su-nghiep-Chuong1

2/ Nghiệp vụ kế toán

Nguyên tắc hoạch toán 152, 153:

  • Chỉ phản ánh vào tài khoản 152,153 khi nhập kho, xuất kho. Sử dụng ngay : 611, 614, 154, 642
  • NVL khi sử dụng cho hoạt động nào thì ghi vào chi phí hoạt động đó tương ứng . Cuối năm NVL hình thành từ nguồn nào sẽ kết chuyển giá trị vật liệu xuất kho trong kì vào nguồn thu hoạt động đó.
  • Khi tăng NVL, CCDC thuộc nguồn ngân sách, ghi nợ viện trợ, nguồn thuế được khấu trừ để lại thì giá trị tương ứng được phản ánh trên 366.
  • Giá trị thực tế nhập kho NVL, CCDC thì chia ra 2 nhánh:

Ke-toan-hanh-chinh-su-nghiep-chuong1-02.PNG Đọc tiếp [Kế toán hành chính sự nghiệp] – Kế toán vốn bằng tiền

[Thuế 1] – Thuế tiêu thụ đặc biệt

I/ TỔNG QUAN VỀ THUẾ TTĐB:

1/ Khái niệm và đặc điểm của thuế TTĐB:

Khái niệm:

Thuế TTĐB là loại thuế gián thu, áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ “đặc biệt”. Thường là các hàng hóa, dịch vụ có tính chất: xa xỉ, cao cấp – đắt tiền; ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe, môi trường; gây lãng phí cho xã hội.

Như vậy, trên góc độ lợi ích xã hội, các hàng hóa và dịch vụ chịu thuế là hàng hóa, dịch vụ không khuyến khích tiêu dùng. Do đó áp dụng một loại thuế riêng, ngoài thuế GTGT.

Đặc điểm:

So với thuế GTGT, thuế TTĐB có phạm vi thu thuế hẹp hơn. Sự khác biệt này bắt nguồn từ mục tiêu của từng loại thuế.

Thuế TTĐB thường có thuế suất cao. Qua đó tác động mạnh đến giá cả hàng hóa, dịch vụ chịu thuế, thực hiện điều tiết thu nhập người tiêu dùng và hướng dẫn hoạt động sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh dịch vụ.

Đọc tiếp [Thuế 1] – Thuế tiêu thụ đặc biệt

[Kế toán thuế] – Chương 4: Kế toán thuế thu nhập cá nhân (Phần 1)

  1.  Khái niệm: Thuế TNCN là khoản tiền thuế mà người có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã tính các khoản được giảm trừ.
  2. Đối tượng nộp thuế: Là cá nhân cư trú hoặc không cư trú.
    + Đối với cá nhân cư trú: thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài  nước Việt Nam, không phân biệt nơi chi trả thu nhập.
    + Đối với cá nhân không cư trú: thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi chi trả thu nhập.
  3. Xác định thuế TNCN:
     a, Phương pháp tính thuế TNCN: có 3 cách
     – Tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần: Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) có thời hạn 3 tháng trở lên;– Thuế suất 10%: Dành cho cá nhân ký HĐLĐ có thời hạn dưới 3 tháng hoặc không ký HĐLĐ;
     – Thuế suất 20%: Đối với cá nhân không cư trú thường là người nước ngoài.
Đọc tiếp [Kế toán thuế] – Chương 4: Kế toán thuế thu nhập cá nhân (Phần 1)