Danh mục lưu trữ: Thương mại

[Quản trị xuất nhập khẩu] – Các chứng từ thường sử dụng trong mua bán hàng hóa ngoại thương

CHỨNG TỪ HÀNG HÓA:

  • Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)
  • Phiếu đóng gói (Packing list)
  • Giấy chứng nhận chất lượng/ số lượng/ trọng lượng (Quality/ Quantity/ Weight certificate)

CHỨNG TỪ VẬN TẢI

  • Vận đơn đường biển (Bill of Lading)

quan-tri-xuat-nhap-khau-clb-ket-noi-tre-phan-loai-BL Đọc tiếp [Quản trị xuất nhập khẩu] – Các chứng từ thường sử dụng trong mua bán hàng hóa ngoại thương

[Quản trị xuất nhập khẩu] – Hợp đồng chuyển giao công nghệ, mua bán sáng chế và giải pháp kỹ thuật (LICENSE) (Phần 2)

Phân biệt một số thuật ngữ liên quan chuyển giao công nghệ

Công nghệ (Technology) là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.

Sáng chế (Invention) là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có tính sáng tạo, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội.

Sở hữu công nghiệp (Industrial property) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Bảo hộ pháp lý (Legal protection) là việc xác lập các quyền (của cá nhân, pháp nhân) đối với đối tượng đó & được bảo vệ quyền đã được xác lập.

Bảo hộ pháp lý quyền sở hữu công nghiệp là việc bảo hộ các sáng kiến, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, ngăn chặn sự cạnh tranh không lành mạnh.

Kiểu dáng công nghiệp (Industrial design) là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được
thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Đọc tiếp [Quản trị xuất nhập khẩu] – Hợp đồng chuyển giao công nghệ, mua bán sáng chế và giải pháp kỹ thuật (LICENSE) (Phần 2)

[Quản trị xuất nhập khẩu] – Hợp đồng chuyển giao công nghệ, mua bán sáng chế và giải pháp kỹ thuật (LICENSE) (Phần 1)

Nghiệp vụ mua bán công nghệ

Khái niệm về công nghệ:

Theo định nghĩa của ESCAP (Economic and Social Commission for Asia and the Pacific):  công nghệ là hệ thống kiến thức về quy trình và kỹ thuật chế biến sản phẩm vật chất hoặc thông tin.”

Công nghệ được chia thành phần cứng và phần mềm:

+) Phần cứng: máy móc thiết bị

+) Phần mềm:

  • kỹ năng
  • bí quyết
  • kiến thức
  • phương pháp ….

Theo AIT (Asian Institute of Technology):

Việc mua bán công nghệ bao gồm việc mua bán bốn yếu tố:

Quan-tri-xuat-nhap-khau-clb-ket-noi-tre-4-yeu-to-AIT Đọc tiếp [Quản trị xuất nhập khẩu] – Hợp đồng chuyển giao công nghệ, mua bán sáng chế và giải pháp kỹ thuật (LICENSE) (Phần 1)

[Quản trị xuất nhập khẩu] – Hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ (phần 2)

Nội dung hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ

1) Các định nghĩa

Quan-tri-xuat-nhap-khau-clb-ket-noi-tre-dieu-khoan-dinh-nghia-HDNKTBTB

2) Đối tượng hay mục đích của hợp đồng

Quan-tri-xuat-nhap-khau-clb-ket-noi-tre-dieu-khoan-2-HDNKTBTB

3) Giá cả & trị giá hợp đồng

Trị giá hợp đồng

Trị giá của từng thiết bị bộ phận riêng lẻ -> phụ lục

Trị giá phần công việc người cung cấpthiết bị thực hiện Đọc tiếp [Quản trị xuất nhập khẩu] – Hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ (phần 2)

[Quản trị xuất nhập khẩu] – Hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ (phần 1)

1.  Khái niệm về thiết bị toàn bộ (Completed equipment):

Tập hợp những máy móc và dụng cụ cần thiết cho việc thực hiện những quá trình công  nghệ nhất định.

Thiết bị cho một dây chuyền sản xuất, bao gồm những thiết bị cơ bản có liên quan đến công tác chính của dây chuyền. Đọc tiếp [Quản trị xuất nhập khẩu] – Hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ (phần 1)

[Quản trị xuất nhập khẩu] – Hợp đồng gia công quốc tế (Phần 2)

I. PHÂN LOẠI HỢP ĐỒNG GIA CÔNG

1. Theo quyền sở hữu NVL

quan-tri-xuat-nhap-khau-clb-ket-noi-tre-quyen-so-huu-NVL

2. Theo giá gia công

  • Hợp đồng thực chi thực thanh
    • (Cost plus contract)
  • Hợp đồng khoán
    • (Target price)

3. Theo mức độ cung cấp nguyên liệu, phụ liệu

  • Bên đặt gia công giao toàn bộ nguyên phụ liệu, bán thành phẩm
  • Bên đặt gia công chỉ giao nguyên liệu chính theo định mức
  • Bên đặt gia công không giao bất cứ nguyên phụ liệu nào

4. Theo loại hình sản xuất

  • Sản xuất chế biến.
  • Lắp ráp, phá dỡ, tháo dỡ.
  • Tái chế.
  • Chọn lọc, phân loại, làm sạch, làm mới.
  • Đóng gói, kẻ ký mã hiệu.
  • Gia công pha chế…

Đọc tiếp [Quản trị xuất nhập khẩu] – Hợp đồng gia công quốc tế (Phần 2)

[Quản trị xuất nhập khẩu] – Hợp đồng gia công quốc tế (phần 1)

 

KHÁI NIỆM GIA CÔNG:

Định nghĩa 1:

  • Người đặt gia công cung cấp toàn bộ đơn hàng, mẫu mã, máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nguyên phụ liệu, bán thành phẩm, trực tiếp tổ chức, quản lý sản xuất.
  • Người đặt gia công nhận về sản phẩm hoàn chỉnh.
  • Người nhận gia công sản xuất sản phẩm theo yêu cầu, giao sản phẩm đó cho người đặt gia công và nhận tiền công trên số lượng sản phẩm làm ra.

quan-tri-xuat-nhap-khau-clb-ket-noi-tre-dinh-nghia-gia-cong-1

Định nghĩa 2:

  • Người đặt gia công cung cấp ý tưởng (đơn hàng, mẫu mã…), nguyên phụ liệu (NPL), có khi cung cấp cả máy móc thiết bị (MMTB), bán thành phẩm (BTP)…và nhận lại thành phẩm hoàn chỉnh.
  • Người nhận gia công tự tổ chức quá trình sản xuất, làm ra sản phẩm theo mẫu của khách đặt. Giao toàn bộ cho người đặt gia công và nhận tiền gia công

quan-tri-xuat-nhap-khau-clb-ket-noi-tre-dinh-nghia-gia-cong-2
Đọc tiếp [Quản trị xuất nhập khẩu] – Hợp đồng gia công quốc tế (phần 1)

[Thanh toán quốc tế] – Các phương thức thanh toán quốc tế

  1. Khái niệm

Chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó một khách hàng của ngân hàng (gọi là người chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng ở một địa điểm nhất định.

  1. Các bên tham gia

Người chuyển tiền: là người mua, người nhập khẩu…

Ngân hàng chuyển tiền: Là ngân hàng phục vụ cho ngừơi chuyển tiền.

Ngân hàng đại lý: Là ngân hàng phục vụ cho người thụ hưởng và có quan hẹ đại lý với ngân hàng chuyển tiền.

Người thụ hưởng: Là người bán, người xuất khẩu…

  1. Quy trình thực hiện phương thức chuyển tiền
  • Chuyển tiền trả sau:

ttqt-chuyen-tien-tra-sau-clb-knt

(1): Người XK giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người NK để có thể nhận hàng.

(2): Người nhập khẩu lập lệnh chuyển tiền yêu càu ngân hàng phục vụ mình chuyển tiền cho người thụ hưởng.

(3): Ngân hàng phục vụ người NK chuyển tiền cho người thụ hưởng thông qua ngân hàng đại lý

(4): Ngân hàng đại lý ghi có và báo cáo cho người XK

(5): Ngân hàng chuyển tiền báo nợ cho người NK

Chuyển tiền trả trước:

ttqt-chuyen-tien-tra-truoc-clb-knt

(1): Người NK lập lệnh chuyển tiền và yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển tiền cho người thụ hưởng

(2): Ngân hàng phục vụ người NK chuyển tiền cho người thụ hưởng thông qua ngân hàng đại lý

(3): Ngân hàng đại lý ghi có và báo cáo cho người XK

(4): Người XK giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người NK để có thể nhận hàng

(5): Ngân hàng chuyển tiền báo nợ cho người NK

Quy trình nghiệp vụ của ngân hàng chuyển tiền đi:

ttqt-nghiep-vu-NH-chuyen-tien-di-clb-knt

Quy trình nghiệp vụ của ngân hàng nhận tiền chuyển đến:

ttqt-quy-trinh-NH-nhan-tien-clb-knt

Tác giả: Trần Thị Duy Mi (sinh viên năm 3, lớp 16DTM1,khoa Thương Mại)

[Thanh toán quốc tế] – Bài tập lập hối phiếu

Bài 1: Ngày 01/03/2015, Công ty LH Company Limited (143/9 Lê Hoàng Phái, phường 15, quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh) ký 1 hợp đồng XK thủy sản sang Mỹ theo hợp đồng XK số 001/A/2015 trị giá 100,000.20 USD cho đối tác ABC Corporation (15, First Avenue, San Francisco, California, USA). Hợp đồng được thanh toán bằng tín dụng thư trả chậm 90 ngày. Hàng được giao vào ngày 01/04/2015 tại cảng Cát Lái theo thư tín dụng số 3568LC009 phát hành ngày 15/03/2015 của ngân hàng Bank of America, chi nhánh San Francisco (Swift code: BOFAUS6H). Ngân hàng thương lượng thanh toán là ABC Commercial Bank. Dựa vào những thông tin trên và những giả định cần thiết khác, hãy lập hối phiếu đòi tiền theo phương thức tín dụng chứng từ nêu trên. Đọc tiếp [Thanh toán quốc tế] – Bài tập lập hối phiếu

[Thanh toán quốc tế] – Các phương tiện thanh toán quốc tế

  1. Khái niệm

Hối phiếu là tờ mệnh lệnh vô điều kiện do một người ký phát để đòi tiền người khác bằng việc yêu cầu người này, khi nhìn thấy hối phiếu hoặc đến một ngày nhất định; hoặc đến một ngày có thể xác định trong tương lai, phải trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi quy định trên hối phiếu; hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác; hoặc trả cho người cầm phiếu

  1. Nguồn luật điều chỉnh hối phiếu

– Luật hối phiếu của Anh năm 1882 (Bill of Exchange Act of 1882 – BEA 1882)

– Luật thương mại thống nhất năm 1962 của Mỹ (Uniform Commercial Code – UCC 1962)

– Công ước Geneva 1930 (Uniform Law for Bill of Exchange – ULB)

– Công ước Liên hiệp quốc về hối phiếu và lệnh phiếu quốc tế 1980

– Luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam năm 2005 Đọc tiếp [Thanh toán quốc tế] – Các phương tiện thanh toán quốc tế