[Thanh toán quốc tế] – Các phương tiện thanh toán quốc tế

  1. Khái niệm

Hối phiếu là tờ mệnh lệnh vô điều kiện do một người ký phát để đòi tiền người khác bằng việc yêu cầu người này, khi nhìn thấy hối phiếu hoặc đến một ngày nhất định; hoặc đến một ngày có thể xác định trong tương lai, phải trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi quy định trên hối phiếu; hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác; hoặc trả cho người cầm phiếu

  1. Nguồn luật điều chỉnh hối phiếu

– Luật hối phiếu của Anh năm 1882 (Bill of Exchange Act of 1882 – BEA 1882)

– Luật thương mại thống nhất năm 1962 của Mỹ (Uniform Commercial Code – UCC 1962)

– Công ước Geneva 1930 (Uniform Law for Bill of Exchange – ULB)

– Công ước Liên hiệp quốc về hối phiếu và lệnh phiếu quốc tế 1980

– Luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam năm 2005

  1. Các bên tham gia
  • Người ký phát (Drawer): Là người lập hối phiếu, có thể là người bán, nhà xuất khẩu, người cung ứng dịch vụ.
  • Người trả tiền hối phiếu (Drawee): Là người có nghĩa vụ phải thanh toán hối phiếu được gửi đến để đòi tiền, đó là người mua, nhà nhập khẩu, người nhận dịch vụ hoặc là các ngân hàng mở thư tín dụng, ngân hàng xác nhận,…
  • Người thụ hưởng hối phiếu (Beneficiaries): Là người trực tiếp được hưởng số tiền ghi trên hối phiếu. Người hưởng lợi có thể được ghi cụ thể trên hối phiếu, hoặc người được chuyển nhượng, hoặc người cầm hối phiếu.

Ngoài ra, còn có các bên liên quan khác:

  • Người ký hậu hối phiếu – người chuyển nhượng (Endorser): Là người được hưởng lợi tờ hối phiếu nhưng chuyển quyền hưởng lợi hối phiếu đó cho người khác bằng cách ký hậu
  • Người được chuyển nhượng: Là người được người khác chuyển nhượng hối phiếu đó cho mình và lúc này là người hưởng lợi
  • Người cầm phiếu (Bearer): Là người được hưởng lợi tờ hối phiếu đó với điều kiện hối phiếu là hối phiếu vô danh hoặc ký hậu vô danh (để trống). Người cầm phiếu có thể trở thành người được chuyển nhượng bằng cách ghi tên mình vào hối phiếu
  • Người bảo lãnh hối phiếu: Là người cam kết trả tiền cho người thụ hưởng khi hối phiếu đến hạn thanh toán. Khi đến hạn thanh toán nếu người trả tiền không thanh toán thì người bảo lãnh sẽ đứng ra thanh toán hối phiếu. Thông thường, ngân hàng là người đứng ra bảo lãnh hối phiếu theo yêu cầu của người trả tiền
  1. Đặc tính của hối phiếu

– Tính bắt buộc;

– Tính trừu tượng;

– Tính lưu thông.

  1. Hình thức của hối phiếu

– Hối phiếu được viết tay hay in sẵn theo mẫu đều có giá trị

– Không được viết trên hối phiếu bằng bút chì, mực dễ phai hay bút đỏ

– Ngôn ngữ tạo lập hối phiếu phải bằng một thứ tiếng nhất định, thông dụng nhất là tiếng Anh

– Hối phiếu được lập thành hai hay nhiều bản. Thông thường là hai bản, mỗi bản đều đánh số thứ tự và có giá trị ngang nhau. Hối phiếu không có bản chính, bản phụ

Hối phiếu theo phương thức tín

ttqt-HP-theo-phuong-thuc-tin-dung-chung-tu-clb-knt

Hối phiếu theo phương thức nhờ thu

ttqt-HP-theo-phuong-thuc-nho-thu-clb-knt.PNG

  1. Nội dung của hối phiếu

(1) Tiêu đề của hối phiếu: Thường dùng chữ “Bill of Exchange” hoặc “Exchange for”. Nếu dùng “Exchange for” thì số tiền bằng số của hối phiếu thường được đặt tiếp theo chữ “for”.

(2) Số hiệu của hối phiếu: Do người ký phát hối phiếu đặt ra, thường được đặt trên cùng bên trái của tờ hối phiếu.

(3) Địa điểm ký phát hối phiếu: Khi phát hành hối phiếu, người ký phát cần gi rõ địa điểm phát hành. Nếu không ghi, thì hối phiếu được xem như đã được ký phát tại nơi được nêu bên cạnh tên của người ký phát.

(4) Ngày ký phát: Là căn cứ để xác định thời hạn hiệu lực của hối phiếu hoặc thời điểm trả tiền. (Thời hạn hiệu lực: <=1 năm kể từ ngày ký phát). (Bắt buộc)

Ví dụ: 11 – April – 2015 hoặc 11 – April – 2015

(Không được sớm hơn ngày mở L/C, không sớm hơn ngày lập hóa đơn, và nằm trong thời gian hiệu lực của L/C. Ngày ký phát phải trùng hoặc không được muộn hơn 21 ngày kể từ ngày giao hàng).

(5) Số tiền bằng số:

Ví dụ: US dollars 100,000.20

(6) Thời hạn trả tiền hối phiếu: Có 2 cách thể hiện là trả ngay hoặc trả chậm.

– Trả ngay: At sight of … (hoặc At xxxxx)

– Trả chậm: Atdays after sight of this ….

                   Atdays after bill of lading date of this …. (Sau ngày ký vận đơn)

                   Atdays after

                   Atdays after after signed of this

                   Atdays after shipment date of this …. (Sau ngày giao hàng)

                   On <date> of this ….

(7) Tên người thụ hưởng:

Pay to Mr/ Mrs.A: Hối phiếu đích danh (Người thụ hưởng lợi duy nhất và cuối cùng, không thể chuyển nhượng

Pay to the bearer (Pay to …. or Pay to any banker or trust company): Hối phiếu vô danh

Pay to the order of ABC Bank: Hối phiếu lệnh, có thể chuyển nhượng được bằng phương pháp ký hậu

(8) Số tiền bằng chữ:

Ví dụ: the sum of US dollars one hundred thousand and cents twenty only

NOTE: (5) ghi số, (8) ghi chữ: nếu có sự khác nhau thì hối phiếu có trị giá bằng số tiền ghi bằng chữ

             (5) ghi số, (8) ghi số: nếu có sự khác nhau thì hối phiếu có giá trị bằng số tiền nhỏ hơn

             (5) ghi chữ, (8) ghi chữ: nếu có sự khác nhau thì hối phiếu có giá trị bằng số tiền nhỏ hơn

(9) Tham chiếu chứng từ kèm theo: Tùy theo phương thức thanh toán được sử dụng, hối phiếu sẽ được ký phát kèm theo chứng từ có liên quan khác.

– Theo phương thức nhờ thu: “Drawn under our invoice Nodated….” Hoặc “Drawn under Contract Nosigned between…”

– Theo phương thức tín dụng chứng từ: “Drawn under L/C Nodatedinssued by…”

(10) Tên người trả tiền hối phiếu: Ghi tên và địa chỉ của người trả tiền (địa chỉ có thể có hoặc không)

(11) Tên và chữ ký người ký phát: Có thể ghi thêm tên công ty, địa chỉ công ty

  1. Phân loại hối phiếu

ttqt-phan-loai-hoi-phieu-clb-knt.PNG

8. Các nghiệp vụ liên quan đến hối phiếu

ttqt-nghiep-vu-lien-quan-den-HP-clb-knt.PNG

Tác giả: Trần Thị Duy Mi (sinh viên năm 3, lớp 16DTM1, khoa Thương mại)

Bình luận về bài viết này