Lưu trữ theo thẻ: Thanh toán quốc tế

[Thanh toán quốc tế] – Bài tập lập hối phiếu

Bài 1: Ngày 01/03/2015, Công ty LH Company Limited (143/9 Lê Hoàng Phái, phường 15, quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh) ký 1 hợp đồng XK thủy sản sang Mỹ theo hợp đồng XK số 001/A/2015 trị giá 100,000.20 USD cho đối tác ABC Corporation (15, First Avenue, San Francisco, California, USA). Hợp đồng được thanh toán bằng tín dụng thư trả chậm 90 ngày. Hàng được giao vào ngày 01/04/2015 tại cảng Cát Lái theo thư tín dụng số 3568LC009 phát hành ngày 15/03/2015 của ngân hàng Bank of America, chi nhánh San Francisco (Swift code: BOFAUS6H). Ngân hàng thương lượng thanh toán là ABC Commercial Bank. Dựa vào những thông tin trên và những giả định cần thiết khác, hãy lập hối phiếu đòi tiền theo phương thức tín dụng chứng từ nêu trên. Đọc tiếp [Thanh toán quốc tế] – Bài tập lập hối phiếu

[Thanh toán quốc tế] – Các phương tiện thanh toán quốc tế

  1. Khái niệm

Hối phiếu là tờ mệnh lệnh vô điều kiện do một người ký phát để đòi tiền người khác bằng việc yêu cầu người này, khi nhìn thấy hối phiếu hoặc đến một ngày nhất định; hoặc đến một ngày có thể xác định trong tương lai, phải trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi quy định trên hối phiếu; hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác; hoặc trả cho người cầm phiếu

  1. Nguồn luật điều chỉnh hối phiếu

– Luật hối phiếu của Anh năm 1882 (Bill of Exchange Act of 1882 – BEA 1882)

– Luật thương mại thống nhất năm 1962 của Mỹ (Uniform Commercial Code – UCC 1962)

– Công ước Geneva 1930 (Uniform Law for Bill of Exchange – ULB)

– Công ước Liên hiệp quốc về hối phiếu và lệnh phiếu quốc tế 1980

– Luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam năm 2005 Đọc tiếp [Thanh toán quốc tế] – Các phương tiện thanh toán quốc tế

[Thanh toán quốc tế] – Thị trường hối đoái (phần 2)

I. Nghiệp vụ hối đoái có kỳ hạn:

1. Cách xác định tỷ giá kỳ hạn: (nên dùng công thức gần đúng)

Quy ước:

F: Tỷ giá kỳ hạn

S: Tỷ giá giao ngay

rd: Lãi suất của đồng tiền định gía

ry: Lãi suất của đồng tiền yết giá

Đọc tiếp [Thanh toán quốc tế] – Thị trường hối đoái (phần 2)

[Thanh toán quốc tế] – Tỷ giá hối đoái (phần 2)

I. Cách nhận biết tỷ giá:

1. Cách viết tỷ giá:

  • Ký hiệu đơn vị tiền tệ quốc gia:
    • Hai ký tự đầu chỉ tên quốc gia;
    • Ký tự sau cùng chỉ tên đồng tiền quốc gia.

Ví dụ:    Dollar Mỹ                –            USD

Dollar Úc                   –            AUD

Bảng Anh                  –            GBP

Đồng Việt Nam         –            VND Đọc tiếp [Thanh toán quốc tế] – Tỷ giá hối đoái (phần 2)

[Thanh toán quốc tế] – Tỷ giá hối đoái (phần 1)

I. Khái niệm về hối đoái:

Hối đoái” là khái niệm chung chỉ các phương tiện có thể dùng để tiến hành thanh toán quốc tế và tín dụng quốc tế, bao gồm:

  • Ngoại tệ: Là đồng tiền của các quốc gia được lưu thông trên thị trường quốc tế. Ngoại tế được thể hiện dưới hình thức tiền mặt hay số dư trên tài khoản tiền gửi ngoại tệ.

Ví dụ: Tại Việt Nam thì USD, EUR,… là ngoại tệ. Đọc tiếp [Thanh toán quốc tế] – Tỷ giá hối đoái (phần 1)