Danh mục lưu trữ: Kế toán tài chính 2

[Kế toán tài chính 2] – Chương 4: Kế toán các khoản đầu tư tài chính

KẾ TOÁN DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH

1. Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh

a. Nguyên tắc kế toán

Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh: Là dự phòng phần giá trị bị tổn thất có thể xảy ra do giảm giá các loại chứng khoán doanh nghiệp đang nắm giữ vì mục đích kinh doanh.

b. Phương pháp lập dự phòng

Theo thông tư 228/2009/TT-BTC, mức trích lập dự phòng đầu tư chứng khoán được tính theo công thức sau:

lapduphongCKKD_KTTC2_clb_knt Đọc tiếp [Kế toán tài chính 2] – Chương 4: Kế toán các khoản đầu tư tài chính

[Kế toán tài chính 2] – Chương 4: Kế toán các khoản đầu tư tài chính (Phần 2)

Chương 4: Kế toán các khoản đầu tư tài chính

Lý thuyết cần nhớ:

Đầu tư vào công ty liên doanh liên kết, công ty con:

  • Bằng cách góp vốn
  • Bằng cách trao đổi tài sản

TH1: Bằng cách góp vốn (Không xuất hóa đơn)

  • Góp bằng tiền (Ngoại tệ):
Nợ 22*: Tỷ giá thực tế mua

(Nợ 515: lỗ)

      Có 1112, 1122: Tỷ giá ghi sổ

      (Có 635: Lãi)
  • Góp bằng Hàng tồn kho:

Đọc tiếp [Kế toán tài chính 2] – Chương 4: Kế toán các khoản đầu tư tài chính (Phần 2)

[Kế toán tài chính 2] – Chương 4: Kế toán các khoản đầu tư tài chính (Phần 1)

Chương 4: KẾ TOÁN CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH

  1. Phân loại các khoản đầu tư tài chính theo mục đích đầu tư:

ke-toan-cac-khoan-dau-tu-tai-chinh-clbketnoitre

2. Nguyên tắc hoạch toán Đọc tiếp [Kế toán tài chính 2] – Chương 4: Kế toán các khoản đầu tư tài chính (Phần 1)

[Kế toán tài chính 2] – Chương 3: Kế toán thuê tài sản (phần 2)

Chương 3: KẾ TOÁN THUÊ TÀI SẢN

3.3. Kế toán thuê tài chính

   3.3.1. Nguyên tắc ghi nhận thuê tài sản trong báo cáo tài chính của bên thuê

Theo CMKT Việt Nam số 06 “Thuê tài sản”:

  • Bên thuê ghi nhận tài sản thuê tài chính là tài sản và nợ phải trả trên BCĐKT với cùng một giá trị bằng với giá trị hợp lý của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản. Nếu giá trị hợp lí của tài sản thuê cao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cho việc thuê tài sản thì ghi theo giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu. Tỷ lệ chiết khấu để tính giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cho việc thuê tài sản là lãi suất ngầm định trong hợp đồng thuê tài sản hoặc lãi suất ghi trong hợp đồng. Trường hợp không thể xác định được lãi suất ngầm định trong hợp đồng thuê thì sử dụng lãi suất biên đi vay của bên thuê tài sản để tính giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu. (Đoạn 13)
  • Khi trình bày các khoản nợ phải trả về thuê tài chính trong báo cáo tài chính, phải phân biệt nợ ngắn hạn và nợ dài hạn (Đoạn 14)
  • Chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính, như chi phí đàm phán ký hợp đồng được ghi nhận vào nguyên giá tài sản đi thuê (Đoạn 15)
  • Khoản thanh toán tiền thuê tài sản thuê tài chính phải được chia ra thành chi phí tài chính và khoản phải trả nợ gốc. Chi phí tài chính phải được tính theo từng kì kế toán trong suốt thời hạn thuê theo tỷ lệ lãi suất định kì cố định trên số dư nợ còn lại trong mỗi kì kế toán (Đoạn 16)
  • Thuê tài chính sẽ phát sinh chi phí khấu hao tài sản và chi phí tài chính cho mỗi kì kế toán. Chính sách khấu hao tài sản thuê phải nhất quán với chính sách khấu hao tài sản cùng loại thuộc sỡ hưu của doanh nghiệp đi thuê. Nếu không chắc chắn là bên thuê sẽ có quyền sở hữu tài sản khi hết hạn hợp đồng thuê thì tài sản thuê sẽ được khấu hao theo thời gian ngắn hơn giữa thời hạn thuê hoặc thời gian sử dụng hữu ích của nó (Đoạn 17)
  • Khi trình bày tài sản thuê trong báo cáo tài chính phải tuân thủ các quy định của Chuẩn mực kế toán “TSCĐ hữu hình” (Đoạn 18)

Đọc tiếp [Kế toán tài chính 2] – Chương 3: Kế toán thuê tài sản (phần 2)

[Kế toán tài chính 2] – Chương 3 : Kế toán thuê tài sản (phần 1)

Kế toán thuê và cho thuê hoạt động

  1. Kế toán thuê hoạt động

    • Doanh nghiệp không phản ánh giá trị tài sản đi thuê trên Bảng cân đối kế toán, chỉ mở sổ chi tiết để theo dõi.
    • Tài khoản sử dụng:
      • TK 623, 627, 641, 642,…: Phản ánh chi phí thuê hoạt động định kỳ.
      • TK 242: phản ảnh tiền thuê tài sản trả trước nhiều kỳ
      • TK 335: tiền thuê tài sản chưa chi trả do chưa có hóa đơn hoặc chưa có đủ hồ sơ,… (Trả sau).

Đọc tiếp [Kế toán tài chính 2] – Chương 3 : Kế toán thuê tài sản (phần 1)

[Kế toán tài chính 2] – Chương 2: Kế toán phải trả, phải thu nội bộ

Các loại hình đơn vị cấp trên – đơn vị cấp dưới:

  1. Công ty mẹ – Công ty con:

Việc hạch toán nội bộ giữa công ty mẹ và công ty con được hạch toán tương tự như hạch toán đối với giao dịch giữa các công ty với nhau (nội dung này sẽ được học chi tiết ở Chương 5- Kế toán các khoản đầu tư tài chính).

  1. Doanh nghiệp – đơn vị trực thuộc/phụ thuộc:

  • Văn phòng đại diện: hạch toán phụ thuộc.
  • Chi nhánh: hạch toán phụ thuộc hoặc hạch toán độc lập.
  • Địa điểm kinh doanh: hạch toán phụ thuộc.cach-su-dung-tai-khoan-136-336-chuong-2-ke-toan-tai-chinh-2-ket-noi-tre

Đọc tiếp [Kế toán tài chính 2] – Chương 2: Kế toán phải trả, phải thu nội bộ

[Kế toán tài chính 2] – Chương 1: Kế toán các giao dịch ngoại tệ

KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 2

CHƯƠNG 1: KẾ TOÁN CÁC GIAO DỊCH NGOẠI TỆ

Phần 1: Các vấn đề cần nắm

  1. Cách sử dụng tỷ giá

TH1: Khi phát sinh tăng: sử dụng tỷ giá ghi sổ

+ Tỷ giá thực tế mua (tỷ giá ngân hàng mua vào) : Tiền, nợ phải thu, mua tài sản, chi phí mua đã thanh toán.

+ Tỷ giá thực tế bán (tỷ giá ngân hàng bán ra): Nợ phải trả, mua tài sản, chi phí mua chưa thanh toán.

TH2: Khi phát sinh giảm sử dụng tỷ giá ghi sổ

+ Tỷ giá thực tế đích danh: Phải thu, phải trả.

+ Tỷ giá bình quân di động: Đối với tiền. Đọc tiếp [Kế toán tài chính 2] – Chương 1: Kế toán các giao dịch ngoại tệ