[Quản trị xuất nhập khẩu] – Hợp đồng chuyển giao công nghệ, mua bán sáng chế và giải pháp kỹ thuật (LICENSE) (Phần 1)

Nghiệp vụ mua bán công nghệ

Khái niệm về công nghệ:

Theo định nghĩa của ESCAP (Economic and Social Commission for Asia and the Pacific):  công nghệ là hệ thống kiến thức về quy trình và kỹ thuật chế biến sản phẩm vật chất hoặc thông tin.”

Công nghệ được chia thành phần cứng và phần mềm:

+) Phần cứng: máy móc thiết bị

+) Phần mềm:

  • kỹ năng
  • bí quyết
  • kiến thức
  • phương pháp ….

Theo AIT (Asian Institute of Technology):

Việc mua bán công nghệ bao gồm việc mua bán bốn yếu tố:

Quan-tri-xuat-nhap-khau-clb-ket-noi-tre-4-yeu-to-AIT

Điều 3.2 Luật chuyển giao công nghệ VN (2006): Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.

=> Công nghệ là đầu vào cho việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ:

• Là kiến thức về quá trình chế biến vật chất hay thông tin

• Thiết bị và con người tham gia vào quá trình chế biến vật chất hay thông tin.

Các loại hoạt động thuộc phạm trù công nghệ (theo UNCTAD – United Nations Conference on Trade and Development)

  • Nghiên cứu khả thi, khảo sát thị trường trước khi đầu tư.
  • Thu thập thông tin về một số kỹ thuật sẵn có.
  • Thiết kế kỹ thuật.
  • Xây dựng nhà máy và lắp đặt thiết bị.
  • Phát triển công nghệ sản xuất.
  • Tri thức về quản lý và vận hành các phương tiện sản xuất.
  • Thông tin thị trường.
  • Năng lực cải tiến tại chỗ để nâng cao hiệu quả quá trình sản xuất.

Chuyển giao công nghệ

quan-tri-xuat-nhap-khau-clb-ket-noi-tre-chuyen-giao-cong-nghe.PNG

Phân biệt một số thuật ngữ liên quan chuyển giao công nghệ:

Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có tính sáng tạo, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội

Sở hữu công nghiệp: là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Tác giả: Trần Thị Duy Mi (sinh viên năm 3, lớp 16DTM1, khoa Thương mại)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bình luận về bài viết này