[Quản trị xuất nhập khẩu] – Hợp đồng chuyển giao công nghệ, mua bán sáng chế và giải pháp kỹ thuật (LICENSE) (Phần 2)

Phân biệt một số thuật ngữ liên quan chuyển giao công nghệ

Công nghệ (Technology) là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.

Sáng chế (Invention) là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có tính sáng tạo, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội.

Sở hữu công nghiệp (Industrial property) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Bảo hộ pháp lý (Legal protection) là việc xác lập các quyền (của cá nhân, pháp nhân) đối với đối tượng đó & được bảo vệ quyền đã được xác lập.

Bảo hộ pháp lý quyền sở hữu công nghiệp là việc bảo hộ các sáng kiến, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, ngăn chặn sự cạnh tranh không lành mạnh.

Kiểu dáng công nghiệp (Industrial design) là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được
thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.

Nhãn hiệu hàng hóa (Brand name) là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Bí quyết kỹ thuật (Know how) là thông tin được tích lũy, khám phá trong quá trình nghiên cứu, sx, kd của chủ sở hữu công nghệ có ý nghĩa quyết định chất lượng, khả năng  cạnh tranh của công nghệ, sản phẩm công nghệ.

Show how miêu tả cách thức phát triển know how hay để xây dựng một know – how mới

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với
giống cây trồng

Đối tượng công nghệ được chuyển giao

Một phần hoặc toàn bộ công nghệ:

  • Bí quyết kỹ thuật
  • Kiến thức kỹ thuật được chuyển giao dưới dạng phương án, quy trình, giải pháp kỹ thuật, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu
  • Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ,..

Hình thức chuyển giao công nghệ

Theo điều 12, “Luật chuyển giao công nghệ”, hoạt động chuyển giao công nghệ được thực hiện thông qua các hình thức:

1. Hợp đồng chuyển giao công nghệ độc lập.

2. Phần chuyển giao công nghệ trong dự án hoặc hợp đồng sau đây:

  • Dự án đầu tư.
  • Hợp đồng nhượng quyền thương mại.
  • Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.
  • Hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị kèm theo chuyển giao công nghệ.

3. Các hình thức chuyển giao công nghệ khác

Tác giả: Trần Thị Duy Mi (sinh viên năm 3, lớp 16DTM1, khoa Thương mại)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bình luận về bài viết này