[Thuế 1] – Thuế tiêu thụ đặc biệt

I/ TỔNG QUAN VỀ THUẾ TTĐB:

1/ Khái niệm và đặc điểm của thuế TTĐB:

Khái niệm:

Thuế TTĐB là loại thuế gián thu, áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ “đặc biệt”. Thường là các hàng hóa, dịch vụ có tính chất: xa xỉ, cao cấp – đắt tiền; ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe, môi trường; gây lãng phí cho xã hội.

Như vậy, trên góc độ lợi ích xã hội, các hàng hóa và dịch vụ chịu thuế là hàng hóa, dịch vụ không khuyến khích tiêu dùng. Do đó áp dụng một loại thuế riêng, ngoài thuế GTGT.

Đặc điểm:

So với thuế GTGT, thuế TTĐB có phạm vi thu thuế hẹp hơn. Sự khác biệt này bắt nguồn từ mục tiêu của từng loại thuế.

Thuế TTĐB thường có thuế suất cao. Qua đó tác động mạnh đến giá cả hàng hóa, dịch vụ chịu thuế, thực hiện điều tiết thu nhập người tiêu dùng và hướng dẫn hoạt động sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh dịch vụ.

2/ Vai trò của thuế TTĐB:

  • Hướng dẫn sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng hàng hóa dịch vụ. Xu hướng chung là hạn chế, nếu xét trên lợi ích của toàn XH. Tuy nhiên, mục tiêu hạn chế, trên thực tế cũng thể hiện một cách tương đối, do “cầu” của hàng hóa dịch vụ chịu thuế thường kém co giãn so với giá cả của chúng.
  • Với thuế suất cao, thuế TTĐB tạo ra số thu tương đối lớn cho NSNN.
  • Điều tiết thu nhập của một bộ phận dân cư có thu nhập cao, góp phần đảm bảo công bằng xã hội.

II/ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT THUẾ TTĐB HIỆN HÀNH

1/ Đối tượng nộp thuế

Mọi tổ chức và cá nhân, không phân biệt thành phần KT, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; sản xuất, nhập khẩu hàng hóa chịu thuế hoặc kinh doanh dịch vụ chịu thuế đều phải nộp thuế.

2/ Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế:

Hàng hóa chịu thuế:

Theo luật thuế hiện hành, hàng hóa chịu thuế TTĐB, không phân biệt sản xuất trong nước hay nhập khẩu, gồm các mặt hàng: thuốc lá điếu, rượu bia, bài lá, hàng mã – vàng mã, ô tô đến dưới 24 chỗ ngồi, máy điều hòa nhiệt độ, xăng…Đối với hàng hóa, thuế TTĐB thu ở khâu sản xuất, khâu nhập khẩu và bán ra của cơ sở kinh doanh nhập khẩu.

Dịch vụ chịu thuế: kinh doanh vũ trường – massage – karaoke; kinh doanh casinol kinh doanh giải trí có đặt cược; kinh doanh golf; kinh doanh xổ số.

3/ Các trường hợp không chịu thuế:

Đối với hàng sản xuất trong nước xuất khẩu

Có thể khái quát, không tính thuế khi cơ sở sản xuất XK hàng hóa, cơ sở sản xuất trực tiếp giá công hàng XK (gồm cả trường hợp bán cho DNCX, gia công cho DNCX). Trừ trường hợp bán ô tô dưới 24 chỗ ngồi cho DNCX.

CÁC TRƯỜNG HỢP KHÔNG CHỊU THUẾ TTĐB ĐỐI VỚI HÀNG SẢN XUẤT TRONG NƯỚC KHI XUẤT KHẨU

CSSX HÀNG HÓA, KHÔNG CHỊU THUẾ TTĐB KHI:

  • TRỰC TIẾP XK
  • TRỰC TIẾP GIA CÔNG HÀNG XK
  • BÁN HOẶC ỦY THÁC CHO CÔNG TY XNK ĐỂ XK
  • BÁN TẠI HỘI CHỢ TRIỂN LÃM Ở NƯỚC NGOÀI

Đối với hàng nhập khẩu:

Có thể khái quát, không tính thuế khi hàng hóa không nhập khẩu vào Việt Nam và một số trường hợp không tính hoặc miễn thuế Nhập khẩu theo luật định (trừ trường hợp nhập khẩu ô tô dưới 24 chỗ ngồi vào DNCX)

+ Tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách; kinh doanh du lịch và tàu bay phục vụ cho an ninh quốc phòng.

3/ Các trường hợp khác không chịu thuế:

Các trường hợp khác:

– Ô tô dưới 24 chỗ ngồi theo thiết kế của nhà sản xuất sử dụng làm:

  • Xe cứu thương, chở phạm nhân, xe tang lễ, xe kiểm tra kiểm soát tần số vô tuyến điện.
  • Ô tô chạy trong khu vui chơi, giải trí, thể thao không đăng kí lưu hành và không tham gia giao thông.

– Điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống, theo thiết kế của nhà sản xuất chỉ để lắp trên phương tiện vận tải: ô tô, toa xe lửa, tàu, thuyền, tàu bay.

4/ Căn cứ và phương pháp tính thuế:

Đối với hàng nhập khẩu:

Thuế TTĐB phải nộp = Số lượng hàng NK x Giá tính thuế TTĐB x % thuế suất thuế TTĐB

Số lượng hàng NK: là số lượng tính thuế NK

Giá tính thuế TTĐB = (Giá tính thuế NK + Thuế NK)

Trường hợp thuế NK được miễn hoặc giảm, giá tính thuế TTĐB hàng nhập khẩu xác định theo số thuế NK còn phải nộp.

TD1:  Một công ty XNK nhập khẩu ô tô 04 chỗ ngồi, Giá CIF: 600 trđ/ chiếc.

  1. Các loại thuế ở khâu NK:
  • Thuế NK: 600 trđ x 70% = 420 trđ
  • Thuế TTĐB: (600 trđ + 420 trđ) x 50% = 510 trđ
  • Thuế GTGT: (600 trđ + 420 trđ + 510 trđ) x 10% = 153 trđ

Đối với hàng sản xuất trong nước, hàng nhập khẩu do cơ sở kinh doanh nhập khẩu bán ra và dịch vụ:

Thuế TTĐB phải nộp = Số lượng hàng hóa dịch vụ tính thuế x Giá tính thuế TTĐB x % thuế suất thuế TTĐB

  • Số lượng hàng hóa dịch vụ tính thuế: Là số lượng tiêu thụ, gồm cả một số trường hợp chịu thuế theo quy định.
  • Giá tính thuế TTĐB: Về nguyên tắc là giá bán chưa có thuế TTĐB. Tương ứng với các trường hợp tính thuế, luật thuế và các văn bản dưới luật đưa ra các hướng dẫn thích hợp để thực hiện.

TD 2: CT sản xuất thuốc lá Sài Gòn, bán 10.000 cây thuốc lá cho khách hàng, giá bán chưa thuế GTGT: 91.800 đ/ cây. Thuế suất thuế TTĐB 70%.

Giá tính thuế TTĐB/ cây= 91.800 đ/cây / (1 + 70%) = 54.000 đ/cây

Thuế TTĐB = 10.000 cây x 54.000 đ/cây x 70% = 370 trđ

TD3: CTSX Bình Thuận nhận gia công 5.000 cây thuốc lá cho CTSX thuốc lá Sài Gòn, giá gia công 30.000 đ/cây. Giá bán chưa có thuế GTGT tại nhà máy Sài Gòn 120.000 đ/cây.

CTSX Bình Thuận nộp thuế TTĐB khi trả hàng gia công.

Thuế TTĐB = 5.000 cây x 120.000 đ/cây / (1 + 70%) x 70% = 247 trđ

TD 4: CT Toyota Việt Nam bán ô tô theo 2 phương thức.

Mua trả tiền 1 lần, giá bán chưa thuế GTGT 800 trđ/chiếc.

Mua trả chậm trong 5 năm, giá bán chưa thuế GTGT 950 trđ/chiếc.

Trong tháng, CT Toyota bán được 50 chiếc, trong đó có 10 chiếc bán trả chậm.

Thuế TTĐB của 50 chiếc = 50 chiếc x 800 trđ/chiếc / (1 + 50%) x 50% = 26,666 trđ

TD 5:

Nhà máy bia Sài Gòn xuất 800 thùng bia để biếu tặng khách hàng, giá bán bia cùng thời điểm nhà máy đang bán ra với giá bán chưa thuế GTGT 160.000 đ/ thùng.

Thuế TTĐB đối với 800 thùng bia này tính theo giá bán chưa thuế GTGT = 160.000 đ/thùng.

Thuế TTĐB = 800 thùng x 160.000 đ/thùng / (1 + 55%) x 55% = 45,419 trđ

TD 6: 

CTXNK Q3 mua 20.000 chai rượu của CTSX rượu Bình Tây để xuất khẩu theo hợp đồng đã ký với nước ngoài, giá mua chưa thuế GTGT 30.000 đ/chai.

CTXNK Q3 chỉ xuất khẩu 18.000 chai, 2.000 còn lại bán trong nước với giá bán chưa thuế GTGT 40.000 đ/chai.

CTSX rượu Bình Tây không phải nộp thuế TTĐB khi bán 20.000 chai cho CTXNK Q3.

Do đó khi CTXNK Q3 bán trong nước 2.000 chai, CT này phải nộp thuế TTĐB:

2.000 chai x 40.000 đ/chai / (1 + 55%) x 55% = 28,387 trđ

TD 7: Vũ trường Queen Bee phát sinh doanh thu chưa thuế GTGT:

Doanh thu hoạt động khiêu vũ:

Doanh thu hoạt động ăn uống: 800 trđ

Doanh thu hoạt động phục vụ: 300 trđ

Doanh thu hoạt động khác: 500 trđ

Thuế TTĐB = (800 trđ + 300 trđ + 500 trđ) / (1 + 40%) x 40% = 457,143 trđ

TD 8: Một công ty XNK nhập khẩu ô tô 04 chỗ ngồi, giá CIF: 600 trđ/chiếc

  1. Các loại thuế ở khâu NK:
  • Thuế NK: 600 trđ x 70% = 420 trđ
  • Thuế TTĐB: (600 trđ + 420 trđ) x 50% = 510 trđ
  • Thuế GTGT: (600 trđ + 420 trđ + 510 trđ) x 10% = 153 trđ

Khâu bán ra:

+ Giá bán chưa thuế GTGT: 2.000 trđ

+ Thuế TTĐB: 2.000 trđ / (1+50%) x 50% = 666,666 trđ

nộp 666,666 trđ – 510 trđ = 156,666 trđ

+ Thuế GTGT: 200 trđ (nộp 200 trđ – 153 trđ = 47 trđ)

Như vậy người mua phải thanh toán số tiền: 2.200 trđ. Trong đó có các loại thuế NK,TTĐB,GTGT.

5/ Thuế suất:

Đối với hàng hóa sản xuất trong nước và nhập khẩu

thuế suất quy định theo tỷ lệ %, áp dụng chung cho cả 2 trường hợp và phân biệt theo loại hàng hóa.

Đối với dịch vụ chịu thuế:

thuế suất cũng quy định theo tỷ lệ %, phân biệt theo loại dịch vụ.

Tỷ lệ % thuế suất của hàng hóa và dịch vụ, nhìn chung tương đối cao, phù hợp với mục tiêu đề ra của thuế TTĐB

(Sưu tầm: Lê Thị Hà Phương – Lớp 17DKT2 – Khoa Kế toán – Kiểm toán)

 

 

 

 

 

 

 

 

Bình luận về bài viết này