[Thuế 1] – Thuế xuất nhập khẩu

I/ TỔNG QUAN VỀ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU

1. Khái niệm và đặc điểm của thuế XNK

Khái niệm: Thuế Xuất khẩu và thuế Nhập khẩu là loại thuế thu đối với hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu, trong quan hệ thương mại quốc tế; nói cách khác là hàng hóa XNK mậu dịch.

Đặc điểm: 

Thuế XNK là loại thuế gián thu: qua tác động đến giá của hàng hóa XNK, thuế XNK ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng và hoạt động của nhà kinh doanh XNK.

Thuế XNK liên quan mật thiết với hoạt động ngoại thương: được NN sử dụng nhằm kiểm soát hoạt động XNK. Thuế XNK chỉ thu một lần; áp dụng cho hàng hóa mậu dịch và phi mậu dịch

2. Vai trò của thuế XNK:

Góp phần tạo nguồn thu cho NSNN.

Là vai trò của thuế XNK. Tuy nhiên mục tiêu này chịu ảnh hưởng lớn của chính sách kinh tế đối ngoại mà NN hoạch định.

Góp phần bảo hộ kinh tế trong nước.

Bảo hộ là nhu cầu tất yếu nếu xét đến lợi ích của quốc gia, tuy nhiên cần linh hoạt để phù hợp với trình độ phát triển của đất nước trong từng thời kỳ. Nói cách khác, có thể nhấn mạnh hoặc giảm nhẹ mục tiêu bảo hộ, tùy vào trình độ phát triển KTXH. Ngoài ra cần lưu ý đến chính sách hội nhập của NN, nhằm sử dụng các công cụ bảo hộ khác thay thế cho sự cắt giảm của thuế XNK.

II/ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA THUẾ XNK HIỆN HÀNH:

1. Đối tượng nộp thuế:

Mọi tổ chức và cá nhân, không phân biệt thành phần kinh tế, kể cả DN có vốn đầu tư nước ngoài, có hàng hóa XK – NK qua cửa khẩu biên giới Việt Nam đều phải nộp thuế XNK.

Trường hợp ủy thác XK hoặc ủy thác NK: nhằm quản lý tập trung, bên nhận ủy thác chịu trách nhiệm nộp thuế.

Trường hợp được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thay số thuế: đối tượng được ủy quyền, được bảo lãnh chịu trách nhiệm nộp thuế.

2. Hàng hóa chịu thuế:

Hàng hóa XK – NK qua cửa khẩu, biên giới kể cả hàng hóa từ “thị trường trong nước” bán vào khu phi thuế quan và ngược lại.

Các trường hợp không chịu thuế

  • Hàng vận chuyển quá cảnh (kể cả trường hợp mượn đường qua biên giới), hàng chuyển khẩu.
  • Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.
  • Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài; nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan (chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan); đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác.
  • Phần dầu khí thuộc thuế Tài nguyên của NN khi xuất khẩu.

3. Căn cứ và phương pháp tính thuế:

Đối với thuế Xuất khẩu:

Thuế XK xác định theo từng lần XK

Thuế XK = Số lượng hàng XK x Trị giá tính thuế x %Thuế suất

Số lượng hàng XK: số lượng từng mặt hàng ghi trong tờ khai hàng XK.

Trị giá tính thuế XK xác định theo giá bán tính đến cửa khẩu XK và không bao gồm phí bảo hiểm (I), phí vận tải (F). Giá tính thuế XK gồm các chi phí liên quan đến hàng XK tính đến cửa khẩu xuất nếu các chi phí này chưa bao gồm trong giá bán như: vận chuyển nội địa, bốc dỡ, bảo hiểm nội địa nếu có.

TD 1: CTCP Tân Phú xuất khẩu 5.000 sp. Giá FOB xuất khẩu 1.000 USD/sp, thuế suất thuế XK 5%.

Thuế XK = 5.000 sp x 1.000 USD/sp x 5% x tỷ giá

Đối với thuế Nhập khẩu

Giá tính thuế NK được áp dụng tuần tự theo các phương pháp:

– Phương pháp trị giá giao dịch

– Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt

– Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự

– Phương pháp trị giá khấu trừ

– Phương pháp trị giá tính toán

– Phương pháp suy luận

TD 1: CTCP Tân Phú nhập khẩu 5.000 sp, giá CIF nhập khẩu 200 USD/sp, thuế suất thuế NK 10%.

Thuế NK = 5.000 sp x 200 USD/sp x 10% x tỷ giá

TD 2: CTCP Tân Phú nhập khẩu 5.000 sp, giá FOB nhập khẩu 180 USD/sp, thuế suất thuế NK 10%. Chi phí I&F 15 USD/sp, chi phí mô giới trả cho bên nước ngoài 5 USD/sp.

Giá tính thuế NK/sp = 180 USD/sp + 15 USD/sp + 5 USD/sp = 200 USD/sp

Thuế NK = 5.000 sp x 200 USD/sp x 10% x tỷ giá

4. Miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế:

Luật thuế XNK quy định các trường hợp như:

+ Miễn thuế trong định mức đối với với hành lý

+ Miễn thuế theo mức quy định đối với quà biếu tặng

+ Miễn thuế NK đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công hàng xuất khẩu, miễn thuế XK đối với sản phẩm gia công xuất khẩu.

+ Miễn thuế NK đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.

+ Giảm thuế đối với hàng hóa đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan, bị hư hỏng mất mát.

+ Hoàn thuế NK đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất kinh doanh trong nước, đã nộp thuế NK; sau đó đưa vào sản xuất hàng xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm.

5. Thuế suất

Đối với thuế Xuất khẩu:

Thuế suất theo quy định theo tỷ lệ %, phân biệt theo từng loại hàng, nhằm hướng dẫn hoạt động XK.

Đối với thuế Nhập khẩu:

  • Thuế suất theo quy định theo tỷ lệ %, phân biệt theo từng loại hàng, nhằm hướng dẫn hoạt động NK.
  • Thuế suất phân biệt theo khu vực thị trường, từ đó hình thành:

→ Thuế suất ưu đãi

→ Thuế suất ưu đãi đặc biệt

→ Thuế suất thông thường

Việc phân biệt thuế suất theo khu vực thị trường, chịu sự chi phối bởi các cam kết về thuế NK của NN trong quá trình hội nhập.

Sưu tầm: Lê Thị Hà Phương (Khoa Kế toán – Kiểm toán, lớp 17DKT2); SLIDE ĐH KINH TẾ – VO THE HAO

 

 

 

 

 

 

 

 

Bình luận về bài viết này