[Kế toán quản trị 1] – Bài tập về mối quan hệ giữa Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận (C-V-P)

Bài 1: Công ty Hoàng Long có tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm A trong năm N như sau: (ĐVT: 1.000đ)

  • Biến phí đơn vị : 150
  • Giá bán đơn vị: 400
  • Tổng định phí cả năm: 400.000
  • Sản lượng tiêu thụ: 2.500

Yêu cầu:

  1. Lập báo cáo thu nhập theo SDĐP.
  2. Tính DOL, nêu ý nghĩa. Nếu doanh thu tăng 10% thì lợi nhuận thay đổi như thế nào?
  3. Tính sản lượng hòa vốn? Doanh thu hòa vốn?
  4. Tính MS? Tính RMS?

Giải:

1.

BT-ktqt1-quan-he-CVP-clb-knt

  • Doanh thu:

S = P x Q = 400 x 2500 = 1.000.000

  • Biến phí:

V = v x Q = 150 x 2.500 = 375.000

  • Tỷ lệ biến phí:

RV = V / S = 375.000 / 1.000.000 = 37,5%

  • Số dư đảm phí:

CM = (P – v) x Q = (400 – 150) x 2.500 = 625.000

Or: CM = S – V = 1.000.000 – 375.000 = 625.000

  • Tỷ lệ SDĐP:

Rcm = CM / S = (P – v) / P = (400 – 150) / 400 = 0,625 = 62,5%

  • Lợi nhuận:

Y = S – V – F = CM – F = 625.000 – 400.000 = 225.000

  1. DOL = CM / Y = 625.000 / 225.000 = 2,78

Ý nghĩa: Nếu doanh thu tăng 1% thì lợi nhuận tăng 2,78%, nghĩa là tốc độ tăng lợi nhận gấp 2,78 lần tăng doanh thu.

  • Nếu doanh thu tăng 10%, thì lợi nhuận tăng: 10% x 2,78 = 27,8%, ứng vói mức tăng lợi nhuận 225.000 x 27,8% = 62550,.
  1. QBE = F / (P – v) = 400.000 / (400 – 150) = 1600

SBE = P x QBE = 400 x 1600 = 640.000

  1. MS = S – SBE = 1.000.000 – 640.000 = 360.000

RMS = MS / S = 360.000 / 1.000.000 = 36%

Bài 2: Có tài liệu về việc kinh doanh 3 loại sản phẩm X, Y, Z của một doanh nghiệp như sau: (ĐVT: triệu đồng)

Chỉ tiêu

Sản phẩm X

Sản phẩm Y Sản phẩm Z

Toàn doanh nghiệp

Số tiền

Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền

Tỷ lệ (%)

Doanh thu

120.000

100%

180.000

100% 100.000 100% 400.000

100%

(-) Biến phí

72.000

60% 126.000 70% 50.000 50% 248.000

62%

Số dư đảm phí

48.000

40% 54.000 30% 50.000 50% 152.000

38%

(-) Định phí

110.000

Lợi nhuận

42.000

Yêu cầu:

  1. Xác định kết cấu từng loại sản phẩm?
  2. Xác định tỷ lệ SDĐP bình quân theo kết cấu hàng bán?
  3. Xác định doanh thu hòa vốn của toàn doanh nghiệp?
  4. Xác định doanh thu hòa vốn của từng loại sản phẩm?
  5. Giả sử doanh nghiệp muốn tăng lợi nhuận bằng cách thay đổi kết cấu hàng bán theo hướng tăng tỷ trọng doanh thu của sản phẩm Z lên 40% vì mặt hàng này có tỷ lệ SDĐP cao nhất, tăng tỷ trọng doanh thu của sản phẩm X lên 35%, giảm tỷ trọng doanh thu sản phẩm Y giảm xuống còn 25%, vậy lợi huận sẽ biến động như thế nào?
  6. Xác định tỷ lệ SDĐP bình quân, doanh thu hòa vốn của toàn doanh nghiệp, và doanh thu hòa vốn của từng loại sản phẩm theo kết cấu sản phẩm mới?

Giải:

1. Kết cấu từng loại sản phẩm:

– Doanh thu sản phẩm X chiếm tỷ trọng 30%

– Doanh thu sản phẩm Y chiếm tỷ trọng 45%

– Doanh thu sản phẩm Z chiếm tỷ trọng 25%

2. Xác định tỷ lệ SDĐP bình quân theo kết cấu sản phẩm:

Rcmbq = 40% x 30% + 30% x 45% + 50% x 25% = 38%

3. Xác định doanh thu hòa vốn toàn doanh nghiệp:

– Doanh thu hòa vốn của doanh nghiệp = F / Rcmbq = 110.000 / 38% = 289.474

– Số dư an toàn: MS = S – SBE = 400.000 – 289.474 = 110.526

4. Xác định doanh thu hòa vốn của từng loại sản phẩm:

– Doanh thu hòa vốn của sản phẩm X: = 289.474 x 30% = 86.842

– Doanh thu hòa vốn của sản phẩm Y: = 289.474 x 45% = 130.263

– Doanh thu hòa vốn của sản phẩm Z: = 289.474 x 25% = 72.369

5. Với kết cấu sản phẩm đã thay đổi, ta có:

Chỉ tiêu

Sản phẩm X

Sản phẩm Y Sản phẩm Z

Toàn doanh nghiệp

Số tiền

Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền

Tỷ lệ (%)

Doanh thu

140.000

100% 100.000 100% 160.000 100% 400.000

100%

(-) Biến phí

84.000

60% 70.000 70% 80.000 50% 234.000

58,5%

SDĐP

56.000

40% 30.000 30% 80.000 50% 166.000

41,5%

(-) Định phí

110.000

Lợi nhuận

56.000

 Vậy lợi nhuận đã tăng đến 56.000 triệu đồng, nghĩa là tăng thêm 14.000 triệu đồng như mong đợi.

6. Xác định tỷ lệ SDĐP bình quân, doanh thu hòa vốn của toàn doanh nghiệp và doanh thu hòa vốn của từng loại sản phẩm theo kết cấu sản phẩm mới.

– Tỷ lệ SDĐP bình quân toàn doanh nghiệp sau khi thay đổi kết cấu hàng bán:
= 40% x 35% + 30% x 25% + 50% x 40% = 41,5%

– Doanh thu hòa vốn của doanh nghiệp:

= 110.000 / 41,5% = 265.060

– Số dư an toàn = 400.000 – 265.060 =  134.940

– Doanh thu hòa vốn của từng loại sản phẩm

+ Doanh thu hòa vốn của sản phẩm X: = 265.060 x 35% = 92.771

+ Doanh thu hòa vốn của sản phẩm Y: = 265.060 x 25% = 66.265

+ Doanh thu hòa vốn của sản phẩm Z: = 265.060 x 40% = 106.024

Tóm lại, do doanh nghiệp thay đổi kết cấu hàng bán, mà cụ thể là tăng tỷ trọng doanh thu sản phẩm Z, tăng tỷ trọng doanh thu sản phẩm X và giảm doanh thu sản phẩm Y đã làm tỷ lệ SDĐP bình quân tăng 3,5% (từ 38% lên 41,5%), nên lợi nhuận tăng thêm 14.000 triệu đồng. Mặt khác, do tỷ lệ SDĐP bình  quân tăng nên doanh thu hòa vốn giảm và số dư an toàn tăng lên.

Tác giả: Trần Thị Duy Mi (sinh viên năm 2, lớp 16DTM1, khoa Thương mại)

Bình luận về bài viết này