[Tài chính hành vi] – Chương 2: Nền tảng tài chính II: Định giá tài sản, thị trường hiệu quả và lý thuyết đại diện

1. Lý thuyết danh mục đầu tư hiệu quả (MPT):
– Giả định:
+ Các nhà đầu tư e ngại rủi ro
+ Sở thích của họ được xác định bằng giá trị trung bình và phương sai của tỷ suất sinh lợi.
– Tỷ suất sinh lợi (Ri) trên tài sản là một biến số ngẫu nhiên, trong giai đoạn tiếp theo không hoàn toàn có thể dự báo, nhưng có thể xác định bởi một phân phối xác suất.
– Giá trị kỳ vọng của tỷ suất sinh lợi (E(Ri)) là một dạng trung bình phân phối.
– Nếu có một số lượng lớn các quan sát, giá trị trung bình của các quan sát trên sẽ hội tụ về giá trị kỳ vọng
– Đại diện rủi ro:
+ Phương sai của tỷ suất sinh lợi (бi­­­­2)
+ Độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lợi (бi)

– Rủi ro của danh mục đầu tư khác với rủi ro trung bình của những tài sản trong danh mục.
– NĐT có thể loại bỏ một số rủi ro, nhưng không phải tất cả rủi ro
+ Rủi ro có thể đa dạng hóa (Rủi ro không hệ thống): có thể loại bỏ
+ Rủi ro không thể đa dạng hóa (Rủi ro hệ thống): không thể loại bỏ
– Nguyên tắc đa dạng hóa (diversification) (diversification) – 1 yếu tố quan trọng khi thiết lập chiến lược đầu tư.
– Rủi ro sẽ giảm xuống khi TSSL của tài sản không di chuyển cùng hướng với nhau


– Đường biên hiệu quả thể hiện tập hợp các DMĐT có TSSL mong đợi cao nhất tại một mức rủi ro nhất định.
– Nếu tất cả các NĐT có kỳ vọng giống nhau, gọi là kỳ vọng thuần nhất – thì họ sẽ có cùng một đường biên hiệu quả.

Việc chọn danh mục đầu tư nào phụ thuộc vào thái độ rủi ro của nhà đầu tư.
– E ngại rủi ro đến mức muốn loại rủi ro nhiều nhất thì sẽ chọn vị trí danh mục ngay trên điểm rủi ro thấp nhất (danh mục G)
– Chấp nhận 1 số rủi ro để tìm kiếm tỷ suất sinh lợi cao hơn => sẽ chọn 1 điểm nằm phía bên phải của danh mục rủi ro thấp nhất trên đường biên hiệu quả

2. Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM):
Theo CAPM, chỉ có rủi ro liên quan đến biến động của thị trường là được định giá trên thị trường.
– Phương sai hoặc độ lệch chuẩn của TSSL đối với 1 tài sản không phải là thước đo thích hợp để do lường rủi ro vì chúng đo lường rủi ro tổng thể gồm: rủi ro đặc trung của công ty (RR có thể đa dạng hóa) va rủi ro hệ thống (RR không thể đa dạng hóa)

3. Thị trường hiệu quả:
Một thị trường mà giá cả luôn luôn “phản ánh đầy đủ” mọi thông tin có sẵn được gọi là “hiệu quả”
TTHQ dạng yếu: giá cả phản ánh tất cả các thông tin có trong tỷ suất sinh lợi quá khứ.
TTHQ dạng vừa: giá phản ánh tất cả thông tin đại chúng, gồm:
+ Thu nhập về quá khứ và dự báo thu nhập
+ Thông tin trong BCTC được công bố đại chúng
+ Thông tin liên quan trên các tạp chí kinh doanh
+ Các thông tin liên quan khác.
TTHQ dạng mạnh: giá cả phản ánh cả những thông tin không công bố công khai (vd: thông tin nội gián)
Giả thuyết thị trường hiệu quả (EMH)
– Giá cả phản ánh tất cả các thông tin mà lợi ích biên khi sử dụng thông tin đó không vượt quá chi phí biên của việc thu thập thông tin.
=> KHông có NĐT có thể tạo ra tỷ suất sinh lợi thặng dư.
– Những người ủng hộ EMH cho rằng phân tích kỹ thuật (dựa trên các biểu đồ dữ liệu quá khứ) và phân tích cơ bản (dựa trên thông tin tài chính đại chúng) sẽ không thể tạo ra TSSL thặng dư.

4. Lý thuyết đại diện:
Mối quan hệ đại diện (Agency relationship):
xuất hiện khi 1 người nào đó (người chủ) ký hợp đồng với người khác (Người đại diện) để thực hiện các công việc thay cho người chủ và đại diện cho lợi ích của người chủ.
=> Vấn đề phát sinh khi người đại diện có quyền đưa ra các quyết định thay cho người chủ nhưng họ lại không có cùng lợi ích với người chủ.
Chi phí đại diện là chi phí phát sinh từ vấn đề đại diện-sở hữu do lợi ích của nahf quản lý không trùng với mục tiêu tối đa hóa giá trị DN: chi phí trực tiếp (chi phí giám sát hoạt động của nhà quản lý: chi phí thuê kiểm toán viên bên ngoài) và chi phí gián tiếp (khó đo lường và xuất phát từ các cơ hội bị đánh mất).

Hợp đồng thù lao tối ưu
– Nhằm hòa hợp lợi ích giữa các cổ đông và nhà quản lý
– Gồm cả phần thưởng và hình phạt, được gọi là “củ cà rốt và cây gậy – carrots and sticks”.

Tác giả: Bùi Thị Thu Hoài (16DTC2, khoa Tài chính – Ngân hàng)

Bình luận về bài viết này