[Tài chính hành vi] – Chương 7: Sự hối tiếc, sự kiêu hãnh, hiệu ứng ngược vị thế và hiệu ứng thu nhập ngoài kỳ vọng

1.Sự hối tiếc và kiêu hãnh
– Sự hối tiếc:
+ Là một cảm xúc tiêu cực.
+ Bạn có thể hối tiếc về một quyết định đầu tư tồi và ước rằng bạn đã lựa chọn khác.
+ Cảm giác tiêu cực chỉ bị phóng đại khi phải kể lại thua lỗ của mình người thân, bạn bè hay đồng nghiệp.
– Sự kiêu hãnh:
+ Là một cảm xúc tích cực
+ Bạn hãnh diện vì thành quả tốt mình đạt được
+ Bạn sẽ không quá bận tâm khi nói về thành quả tốt của mình cho người khác.
– Cảm xúc tiêu cực (sự hối tiếc) thường được con người cảm nhận mạnh mẽ hơn
– Con người có động cơ mạnh mẽ để né tránh cảm giác hối tiếc
– Đôi khi con người tìm kiếm rủi ro trong miền lỗ có thể vì muốn né tránh cảm giác tiêu cực do hối tiếc sẽ xuất hiện nếu họ ghi nhận thua lỗ

2.Hiệu ứng ngược vị thế:
– Một nhà đầu tư chứng khoán thường có 2 quan điểm là bán các chứng khoán có thành quả tốt quá sớm và nắm giữ các chứng khoán thua lỗ quá lâu. => Hiệu ứng ngược vị thế
– Nguyên nhân:
+ Lý thuyết triển vọng: Khi bạn có các khoản lời, bạn có xu hướng e ngại rủi ro trong khi bạn có khoản lỗ bạn sẽ có khuynh hướng tìm kiếm rủi ro.
=> Việc tiếp tục nắm giữ khoản đầu tư sẽ trở nên hấp dẫn hơn là bán đi nếu giá trị của nó giảm bởi vì nhà đầu tư sẵn lòng chấp nhận rủi ro hơn.
=> Vì bạn e ngại rủi ro đối với các chứng khoán thua lỗ hơn các chứng khoán lời nên bạn dễ dàng nắm giữ chúng hơn.
+ Lý thuyết tính toán bất hợp lý:
– Xu hướng con người sắp xếp một vài nguồn lực và sử dụng tiền vào các tài khoản quy ước mang tính tâm lý trong đầu
– Shefrin và Statman (1985) tranh luận: khi nhà đầu  tư mua 1 cổ phiếu, họ lập nên tài khoản ảo cho cổ phiếu đó, sau đó họ sẽ xem xét giá trị của mỗi cổ phiếu đó một cách tách biệt và so sánh giá trị đó với giá trị mua.
+ Sự e ngại hối tiếc:
– Việc đóng vị thế lỗ đối với 1 cổ phiếu rất khó do: phải thừa nhận một lỗi lầm (quyết định đầu tư kém) và tâm lý sợ phải hối tiếc về quyết định mua cổ phiếu đó lúc đầu
– Sự e ngại hối tiếc dẫn đến việc các nhà đầu tư trì hoãn các khoản lỗ, trong khi sự mong muốn cảm giác kiêu hãnh dẫn đến việc thực hiện các khoản lời vì quyết định tài chính mang lại lợi nhuận.
– Sự e ngại phải hối tiếc liên quan đến 1 lý lẽ là sự tự biện minh (self justification)
NĐT muốn một viễn cảnh lạc quan đối với thành quả đầu tư của họ, và việc hiện thực hóa nhiều hơn các khoản lời khiến họ đạt đến tình trạng tự biện hộ cho
“Đó chỉ là khoản lỗ danh nghĩa, giá sẽ tăng trở lại thôi”
+ Sự tự kiểm soát:
Thậm chí các nhà đầu tư biết họ đang phạm sai lầm nhưng họ gặp khó khăn trong việc kiểm soát sự thôi thúc nắm giữ những cổ phiếu thua lỗ.
 Nhà đầu tư có thể tìm cách loại bỏ các cổ phiếu  lỗ dễ dàng hơn khi đối mặt với các cơ chế kiểm soát rõ ràng
Giải thích tại sao hiệu ứng ngược vị thế yếu hơn vào cuối năm
Ví dụ: thời điểm cuối năm tính thuế

3.Hiệu ứng thu nhập ngoài kỳ vọng: Hành vi phụ thuộc vào chiều hướng: quyết định của 1  người sẽ bị ảnh hưởng bởi những gì diễn ra trước đó.
– Hiệu ứng thu nhập ngoài kỳ vọng: Sau 1 khoản lời NĐT ít e ngại rủi ro hơn. Con người dường như ít e ngại rủi ro hơn sau khi nhận được những khoản tiền bất ngờ, như thể những khoản lời trước đó là một tấm đệm cho những khoản lỗ sau này.
– Hiệu ứng vết rắn cắn: sau 1 khoản lỗ, con người ít khả năng chấp nhận rủi ro hơn
– Hiệu ứng hòa vốn: sau 1 khoản lỗ, con người nhiềukhả năng chấp nhận rủi ro hơn

Tác giả: Bùi Thị Thu Hoài (16DTC2, khoa Tài chính – Ngân hàng)

Bình luận về bài viết này