[Kế toán Quản trị 2] – Chương 1: Phân Tích Biến Động Chi Phí

Chương 1: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ

  • Chi phí định mức:
    • Khái niệm:

Chi phí định mức (chi phí tiêu chuẩn) là sự ước lượng chi phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm. Chi phí định mức được thiết lập cho từng khoản mục chi phí sản xuất (NVLTT, LĐTT, SXC) dựa trên định mức lượng và định mức giá.

  • Các yếu đố đẻ xây dựng định mức:

+ Định mức giá

+ Định mức lượng

  • Phân biệt định mức và dự toán:

Định mức (a standard): đề cập đến 1 đơn vị (unit amount)

Dự toán (a budget): liên quan đến tổng (total amount)

  • Sự cần thiết của định mức chi phí:

Dễ dàng lập kế hoạch quản lý.

Khuyến khích người lao động ý thức về chi phí hơn.

Hữu ích trong việc định giá bán.

Là thước đo trong việc phân tích biến động chi phí.

Là cơ sở để kiểm soát và quản trị chi phí, đánh giá hiệu quả quản lí chi phí.

  • Lập định mức chi phí: dựa trên toàn bộ chi phí đầu vào liên quan đến những cá nhân có trách nhiệm và cần thay đổi bất cứ lúc nào khi không còn phù hợp.

Để thiết lập định mức cho sản xuất một sản phẩm cần định mức cho mỗi loại chi phí thành phần: CP NVLTT, CP NCTT, CP SXC.

Định mức cho mỗi yếu tố chi phí được tính từ: định mức giá cần phải trả và định mức lượng cần sử dụng.

  • Các trung tâm chi phí:

Trung tâm chi phí định mức (chi phí tiêu chuẩn)

Trung tâm chi phí linh hoạt (dự toán)

  • Phân tích biến động chi phí:ktqt2-clbknt-[chuong1]
  • Phân tích biến động của biến phí sản xuất:
  • 1.3.1 Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:Biến động giá: AQx(AP-SP)Biến động lượng: SPx(AQ-SQ)Trong đó:         AQ: Actual QuantityAP: Actual Price

    SP: Standard Price

    SQ: Standard Quantity

    • Sự khác biệt giữa tổng chi phí thực tế và tổng chi phí định mức:

    Actual Costs < Standard Costs = Biến động thuận lợi (Favorable variance)

    Actual Costs > Standard Costs = Biến động bất lợi (Unfavorable variance)

    Phân tích biến động chi phí nhằm xác định những yếu tố gây ảnh hưởng để khắc phục.

  • Biến động chi phí nhân công trực tiếp:Biến động giá: AHx(AR-SR)Biến động lượng: SRx(AH-SH)Trong đó: R: rate

    H: hour

  • Biến động chi phí của biến phí sản xuất chung:
  • Biến động của định phí sản xuất chung:
    Biến động định phí sản xuất chung = Định phí sản xuất chung thực tế Định phí định mức phân bổ theo lượng sản xuất thực tế
    • Sự biến động tăng giảm định phí sản xuất chung do:

    Biến động kế hoạch: phản ánh mức biến động giữa thực hiện so với kế hoạch

    Biến động kế hoạch = Định phí thực tế – Định phí dự toán

    Nếu biến động kế hoạch dương: doanh nghiệp không có lợi

    Nếu biến động kế hoạch âm: doanh nghiệp có lợi

    Biến động hiệu suất: phản ánh mức biến động giữa việc sử dụng thực tế so với định mức tiêu chuẩn

    Biến động hiệu suất = Định phí dự toán Định phí định mức phân bổ theo sản phẩm sản xuất thực tế

    Biến động hiệu suất là biến động ngoài tầm kiểm soát nên để có kết quả phân tích có ý nghĩa thực tế, biến động hiệu suất thường thể hiện bằng việc đo lường theo đơn vị vật chất hơn là tiền tệ.

    ktqt2-clbknt-[chuong1-bt1].PNG

    Tác giả: Lâm Mai Phương ( sinh viên năm 3, Lớp 15DKT, Khoa Kế toán Kiểm toán)

Bình luận về bài viết này