[Kế toán Quản trị 2] – Chương 3: Thông tin thích hợp cho việc ra quyết định ngắn hạn

Chương 3:

THÔNG TIN THÍCH HỢP CHO VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH NGẮN HẠN

Những vấn đề cần nắm:

  • Khái niệm quyết định ngắn hạn:

Quyết định ngắn hạn là những quyết định liên quan đến việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời gian ngắn, thường là một năm.

  • Nhận biết thông tin thích hợp:

Những thông tin khác nhau được dùng cho các mục đích khác nhau.

Thông tin có liên quan đến tương lai không: các quyết định thường liên quan đến tương lai.

Thông tin phải khác biệt giữa các phương án: ra quyết định là việc so sánh giữa các phương án. Do đó thông tin phải có sự khác biệt giữa các phương án so sánh.

Chú ý: Chi phí chìm (sunk costs) là những chi phí đã phát sinh trong quá khứ và không thể tránh được. Vì vậy chi phí chìm là chi phí không thích hợp.

  • Mục đích phân biệt thông tin thích hợp và thông tin không thích hợp:

Giảm thiểu thời gian và chi phí cho thu nhập, tính toán, xử lý và trình bày thông tin.

Hạn chế tình trạng quá tải, phân tán về thông tin, phức tạp hóa…

  • Quá trình phân tích thông tin thích hợp:

Bước 1: Tập hợp tất cả thông tin về các khoản thu nhập và chi phí liên quan đến các phương án đang được xem.

Bước 2: Loại bỏ các khoản chi phí chìm ở tất cả các phương án được xem xét và lựa chọn.

Bước 3: Loại bỏ các khoản thu nhập và chi phí không chênh lệch ở các phương án đang xem xét.

Bước 4: Những khoản thu nhập và chi phí còn lại là những thông tin thích hợp cho quá trình xem xét và lựa chọn phương án tối ưu.

  • Ứng dụng thông tin thích hợp trong việc ra quyết định ngắn hạn:
  • Chấp nhận hoặc từ chối một đơn hàng đặc biệt.
  • Quyết định tăng thêm hay loại bỏ các dây chuyền hoặc bộ phận sản xuất.
  • Quyết định nên làm hay nên mua ngoài.
    • Tiêu chuẩn ra quyết định: Nếu những chi phí có thể tránh được thấp hơn giá mua từ nhà cung cấp bên ngoài thì công ty nên tiếp tục sản xuất. Nếu chi phí có thể tránh được do việc ngừng sản xuất cao hơn giá mua từ nhà cung ứng thì công ty nên ngưng sản xuất và mua từ nhà cung ứng.
    • Chi phí cơ hội không được ghi trong sổ sách kế toán của công ty. Chúng không phản ánh số tiền thực tế bị thiệt hại mà phản ánh những lợi nhuận có tính chất kinh tế bị mất đi như là kết quả của việc theo đuổi một hành động nào đó.
  • Các quyết định nên bán hay nên tiếp tục sản xuất.
  • Quyết định trong điều kiện năng lực sản xuất của công ty có giới hạn.

Bài tập ví dụ:

 

Công ty ABC đang hoạt động với 3 dây chuyền sản xuất dược phẩm với kết quả kinh doanh:

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Chỉ tiêu Toàn công ty Các loại dược phẩm
Panadol Acemol Decogen
Doanh thu 11.000.000 2.000.000 4.000.000 5.000.000
Biến phí 6.300.000 1.000.000 2.500.000 2.000.000
Số dư đảm phí 4.700.000 1.000.000 1.500.000 2.200.000
Định phí bộ phận 3.650.000 700.000 1.400.000 1.550.000
–         Lương quản lý bộ phận 630.000 100.000 250.000 280.000
–         Khấu hao máy móc thiết bị 1.170.000 250.000 500.000 420.000
–         Thuê cửa hàng 900.000 200.000 300.000 400.000
–         Chi phí quảng cáo 650.000 100.000 250.000 300.000
–         Chi phí khác 300.000 50.000 100.000 150.000
Định phí chung phân bổ 550.000 100.000 200.000 250.000
Lợi nhuận 500.000 200.000 (100.000) 400.000

Câu hỏi đặt ra: Công ty nên xử lý thế nào đối với bộ phận Acemol? Nên tiếp tục duy trì hay hủy bỏ công việc SXKD sản phẩm Acemol?

Trường hợp 1: Nếu công ty chưa có mặt hàng kinh doanh thay thế sản phẩm Acemol.

Lúc này công ty xem xét 2 phương án:

Phương án 1: Duy trì sản xuất kinh doanh sản phẩm Acemol.

Phương án 2: Xóa bỏ việc sản xuất kinh doanh sản phẩm Acemol.

Trường hợp 2: Nếu công ty có mặt hàng kihn doanh thay thế sản phẩm Acemol.

Lúc này công ty xem xét 2 phương án:

Phương án 1: Duy trì sản xuất kinh doanh sản phẩm Acemol.

Phương án 2: Xóa bỏ việc sản xuất kinh doanh sản phẩm Acemol.

Tác giả: Lâm Mai Phương ( sinh viên năm 3, Lớp 15DKT, Khoa Kế toán Kiểm toán)

 

 

Bình luận về bài viết này