[Thanh toán quốc tế] – Thị trường ngoại hối (phần 1)

I. Định nghĩa:

Thị trường hối đoái là thị trường mang tính quốc tế, là nơi thực hiện tất cả các giao dịch mua bán ngoại tệ và các phương tiện có giá như ngoại tệ.

II. Đặc điểm:

ttqt-dd-thi-truong-ngoai-hoi-clb-knt

III. Những người tham gia trên thị trường hối đoái:

ttqt-nguoi-tham-gia-thi-truong-ngoai-hoi-clb-knt

IV. Vai trò của thị trường ngoại hối:

  • Đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi ngoại tệ phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu và các hoạt động liên quan đến ngoại tệ
  • Đem lại lợi nhuận cho các ngân hàng, các nhà kinh doanh, đầu tư,…
  • Thị trường ngoại hối là công cụ để Ngân hàng Trung ương có thể thực hiện các chính sách tiền tệ nhằm ổn định nền kinh tế và thực hiện các mục tiêu.

V. Phân loại thị trường ngoại hối:

ttqt-phan-loai-thi-truong-ngoai-hoi-clb-knt

VI. Thị trường ngoại hối Việt Nam:

Thành lập trung tâm giao dịch ngoại tệ năm 1991.

Thành lập thị trường liên ngân hàng năm 1994.

Ra đời giao dịch kỳ hạn và hoán đổi năm 2998.

Ra đời giao dịch quyền chọn năm 2002.

VII. Các nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối:

1. Nghiệp vụ hối đoái giao ngay:

a. Khái niệm:

Là nghiệp vụ mua hoặc bán ngoại tệ mà việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện ngay hoặc chậm nhất là trong hai ngày làm việc kể từ khi thỏa thuận hợp đồng mua bán. Nghiệp vụ này được thực hiện trên cơ sở tỷ giá giao ngay (spot rate).

b. Hợp đồng giao ngay:

Hợp đồng giao ngay thường quy định:

  • Các bên đối tác tham gia
  • Các đồng tiền
  • Tỷ giá giao ngay (spot rate)
  • Ngày giao dịch (ngày thỏa thuận ký kết hợp đồng): T
  • Ngày giá trị (ngày trao đổi ngoại tệ thật sự): T’ = T + 1, T + 2
  • Các chỉ thị thanh toán
  • Các chi phí
  • Các điều khoản khác (hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương, tờ khai hải quan, vận đơn,…)

ttqt-HĐGN-clb-knt

     2. Nghiệp vụ hối đoái có kỳ hạn:

a. Khái niệm:

Là nghiệp vụ mà trong đó mọi điều khoản của hợp đồng được định ra trong hiện tại, song việc thực hiện các điều khoản đó (giao nhận ngoại hối) sẽ xảy ra sau một thời gian nhất định theo một tỷ giá được thỏa thuận lúc ký kết hợp đồng.

b. Hợp đồng kỳ hạn:

Hợp đồng kỳ hạn thường quy định:

  • Các bên đối tác tham gia
  • Các đồng tiền
  • Tỷ giá kỳ hạn
  • Ngày giao dịch: T
  • Ngày đáo hạn: T + kỳ hạn = T’
  • Ngày giá trị: T” = T’ + 1, T’ + 2
  • Các chỉ thị thanh toán
  • Các chi phí
  • Các điều khoản khác (đặt cọc: mua ngoại tệ thì đặt cọc bằng nội tệ,…)

Hợp đồng kỳ hạn giúp công ty phòng ngừa rủi ro trong tương lai của sự biến động tỷ giá.

ttqt-HĐKH-clb-knt

c. Các loại hợp đồng kỳ hạn:

Hợp đồng outright: hợp đồng 1 chiều (1 bên mua, 1 bên bán)

Hợp đồng swaps (spot – forward swaps): giao ngay đối ứng với kỳ hạn

Hợp đồng swaps (forward – forward swaps): kỳ hạn đối ứng với kỳ hạn

Tác giả: Trần Thị DuyMi (sinh viên năm 3, lớp 16DTM1, khoa Thương mại)

Bình luận về bài viết này