[Kiểm toán căn bản] – Chương 6: Hoàn thành kiểm toán

Trọng tâm:

  • Các sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ BCTC
  • Các loại báo cáo kiểm toán BCTC

I. Chuẩn bị hoàn thành kiểm toán

  1. Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ BCTC
    • Khái niệm: Là những sự kiện xảy ra từ ngày 1/1/20xx cho đến mãi về sau (Những sự kiện xảy ra sau niên độ kết thúc BCTC)
    • Tuy nhiên KTV chỉ quan tâm đến những sự kiện sau ngày kết thúc niên độ cho đến khi dừng cuộc kiểm toán.

      chuong-6-hoan-thanh-kiem-toan-clb-ket-noi-tre

      • VD: 08/1/2018: Công ty ABC tuyên bố phá sản, mà phía công ty ABC còn nợ doanh nghiệp 5 tỷ -> Trong niên độ phải trích lập dự phòng
      • vd: Ngày 20/1/2018: Công ty bị cháy 1 xưởng sản xuất thiệt hại 5 tỷ -> KTV phải yêu cầu doanh nghiệp đưa vào thuyết minh BCTC, nếu doanh nghiệp từ chối KTV đưa vấn đề đó vào đoạn vấn đề khác
    • Các thủ tục kiểm toán áp dụng:
      • Trao đổi với nhà quản lý
      • Xem xét các chứng từ (Biên bản họp HĐQT, các hợp đồng vay nợ, chứng từ pháp lý xác nhận, bảo lãnh,…)
      • Trao đổi với các luật sư, tư vấn pháp lý
      • Đọc và so sánh các BCTC định kỳ tìm kiếm các dữ liệu bất thường
      • thư giải trình xác nhận đã công bố đầy đủ các sự kiện trọng yếu
  2. Xem xét giả định hoạt động liên tục
    • BCTC thường được lập trên cơ sở giả định rằng doanh nghiệp đang hoạt đông và còn tiếp tục hoạt động nghĩa là không bị hoặc không phải giải thể hay thu hẹp hoạt động trong một khoảng thời gian có thể thấy được.
    • Khi giả thiết ngày bị vi phạm, BCTC có thể phải lập dựa trên một cơ sở khác, khi đó phải khai báo cơ sở này trên BCTC.
      chuong-6-hoan-thanh-kiem-toan-clb-ket-noi-tre
    • thủ tục kiểm toán áp dụng:
      • KTV xem xét các sự kiện, điều kiện có thể bị vi phạm, VD:
        • DN bị lỗ liên tục
        • DN bị tai họa nghiêm trọng
        • thay đổi các chính sách của chính phủ ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp
      • Xem xét đánh giá của nhà quản lý
      • Nếu có vấn đề nghi vấn, KTV cần xem xét lại kế hoạch xử lý của BGD, thu thập thêm bằng chứng.

II. Báo cáo kiểm toán

  1. Khái niệm, vai trò của báo cáo kiểm toán
    • Là loại báo cáo bằng văn bản do KTV và công ty kiểm toán lập và công bố để nếu rõ ý kiến của mình về BCTC của 1 đơn vị đã được kiểm toán
      chuong-6-hoan-thanh-kiem-toan-clb-ket-noi-tre.PNG
  2. Các yếu tố cơ bản của bao cáo kiểm toán (Nhớ rõ thứ tự của các yếu tố)
    • Tên và địa chỉ của công ty kiểm toán
    • số hiệu của báo cáo kiểm toán
    • Tiêu đề của báo cáo kiểm toán
    • Người nhận báo cáo kiểm toán
    • Đoạn mở đầu của báo cáo kiểm toán
    • trách nhiệm của BGĐ
    • Trách nhiệm của KTV
    • Ý kiến của KTV và công ty kiểm toán về BCTC đã được kiểm toán
    • Địa điểm và thời gian lập báo cáo kiểm toán
    • chữ ký và đóng dấu
  3. Các loại Báo cáo kiểm toán
    1.    Chấp nhận toàn phần –    Thu thập các bằng chứng thích hợp làm cơ sở cho ý kiến (Không bị giới hạn phạm vi)

    –    Không có sai sót trọng yếu (Tổng các sai sốt chưa điều chỉnh trên BCTC < mức trọng yếu)

    –    Lập và trình bày theo quy định

    ð BCKT chấp nhận toàn phần không có đoạn cơ sở việc đưa ra ý kiến

    2. Không phải chấp nhận toàn phần

    ð Luôn có đoạn cơ sở của việc đưa ra ý kiến sau phần trách nhiệm của KTV và trước phần ý kiến kiểm toán

    a)   Ngoại trừ Ngoại trừ do giới hạn phạm vi –       Do giới hạn phạm vi: không thu thập đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp

    –       Vấn đề chưa lan toản đến tổng thể

    Ngoại từ do bất đồng quan điểm –      Do bất đồng quan điểm với BGĐ dẫn đến những sai lệch trên BCTC (vd:  Doanh nghiệp không đồng ý chỉnh sửa các sai sót trên BCTC)

    –      Vấn đề chưa lan toản đến tổng thể

    b)   Từ chối cho ý kiến –      Bị giới hạn phạm vi 1 cách nghiêm trọng

    –      Vấn đề lan tỏa đến tổng thể BCTC

    c)   Trái ngược –      Do không nhất trí với BGĐ

    –      Vấn đề lan toản đến tổng thể

    ð Khiến cho BCTC không còn trung thực và hợp lý nữa

    Tác giả: Võ Thị Thùy Dung (Sinh viên lớp 16DTK, khoa Công nghệ thông tin)

Bình luận về bài viết này