[Đề thi] – Tài chính công

ĐỀ SỐ 3:

Câu 1: Giải thích những đặc tính của hàng hóa công thuần túy? Những hàng hóa sau đây hàng hóa nào là hàng hóa công (thuần túy hay không thuần túy)? Vì sao?

a. Đường thu phí vắng vẻ       b. Ngọn hải đăng

c.Truyền hình cáp                   d. Vé xem phim

Câu 2: Giả sử xã hội chỉ có 2 người, Brunner và Thayer, hai người chia nhau tổng thu nhập cố định là 100$. Hữu dụng biên của thu nhập của Brunner và Thayer lần lượt là 400 – 2IB và 400 – 6 IT (trong đó IB và IT là số thu nhập tương ứng cho Brunner và Thayer).

a. Phân phối thu nhập tối ưu sẽ như thế nào nếu hàm phúc lợi xã hội là hàm cộng thêm vào?

b. Nếu xã hội chỉ đánh giá hữu dụng của Brunner, phân phối tối ưu sẽ như thế nào?

c. Nếu hữu dụng biên của thu nhập cho cả 2 Brunner và Thayer là không đổi MUB = MUT = 400, phân phối tối ưu sẽ như thế nào? chính phủ có cần phân phối lại thu nhập cho 2 người hay không? Vì sao?

Câu 3: Thị trường rượu ở địa phương B có đường cung và đường cầu:

Ps = 160 + 30 Qs                               Q: Chai

Pd = 1.000 – 40Qd                                  P: 1.000đ/chai

Yêu cầu:

a. Xác định thặng dư mà xã hội nhận được.

b. Chính phủ đánh thuế vào người tiêu dùng một mức thuế t, hãy xác định mức thuế t biết rằng khi đánh thuế làm đường cầu thay đổi có dạng: Pd = 930 – 40Qd

c.Gánh nặng thuế của người sản xuất và tổng thu thuế của Chính phủ?

d. Gánh nặng tăng thêm do chính sách Thuế của Chính phủ gây ra là bao nhiêu?

e. Doanh thu sau khi có thuế giảm hay tăng? Vì sao?

BÀI LÀM:

Câu 1:

Đặc tính của hàng hóa công thuần túy là loại hàng hóa mang 2 đặc tính: không cạnh tranh và không loại trừ:

– không cạnh tranh: là việc một người sử dụng hàng hóa không ảnh hưởng tới khả năng sử dụng chính hàng hóa này của những người khác (chi phí biên bằng 0).

– không loại trừ: là việc dựng lên rào cản để loại trừ người không đóng tiền sử dụng hàng hóa dịch vụ hầu như là không thể.

a/ Đường thu phí vắng vẻ:

– không có tính cạnh tranh: vì ai cũng có thể sử dụng, thêm một người sử dụng không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng của người khác.

– có tính loại trừ: vì có thu phí

Vậy đường thu phí vắng vẻ là hàng hóa công không thuần túy.

b/ Ngọn hải đăng:

– không có tính cạnh tranh: vì việc có thêm một tàu thuyền sử dụng đèn chiếu sáng của ngọn hải đăng thì không ảnh hưởng đến việc sử dụng này của các tàu thuyền khác.

– không có tính loại trừ: vì các tàu thuyền không cần phải trả phí để sử dụng.

Vậy ngọn hải đăng là hàng hóa công thuần túy.

c/ Truyền hình cáp

– không có tính cạnh tranh: vì ai cũng có thể sử dụng, thêm một người sử dụng cũng không ảnh hưởng đến việc sử dụng của người khác.

–  có tính loại trừ: vì phải trả phí khi sử dụng.

Vậy truyền hình cáp là hàng hóa công không thuần túy

d/ Vé xem phim

– có tính cạnh tranh: vì thêm một người sử dụng thì người khác không sử dụng được nữa.

– có tính loại trừ: vì phải trả tiền để mua vé.

Vậy vé xem phim là hàng hóa tư.

Câu 2:

MUB = 400 – 2IB

MUT = 400 – 6IT

a/ W = UB +UT hàm đạt giá trị tối ưu khi MUB = MUT

suy ra 400 – 2IB = 400 – 2IT    (1)

Mặt khác: IB + IT =100, suy ra IB = 100 – IT   (2)

Thay (2) vào (1) ta được: 400 – 2(100 – IT) = 400 – 6IT

Suy ra IT = 25, IB = 75

b/ W = UB hàm đạt giá trị tối ưu khi MUB = 0

Suy ra 400 – 2IB = 0   -> IB = 200

Vậy xã hội sẽ phân phối toàn bộ thu nhập cho Brunner

c/ Do hàm hữu dụng không phụ thuộc vào thu nhập nên chính phủ không cần phân phối lại thu nhập (phân phối xã hội là bất cứ điểm nào trong phạm vi từ 0 đến 100).

Câu 3:

a/ PS = 160 + 30QS

    Pd = 1000 – 40Qd

Với QS = 0 ta được PS = 160

Với Qd = 0 ta được Pd = 1000

Sản lượng cân bằng: PS = Pd   suy ra 160 + 30QS = 1000 – 40Qd

Ta được QE = 12 chai, PE = 520 ngàn đồng/chai

Lợi ích người tiêu dùng là: SEBT = 1/2*12*(1000-520) = 2880 ngàn đồng

Lợi ích nhà sản xuất là: SETH = 1/2*12*(520-160) = 2160 ngàn đồng

Vậy lợi ích xã hội là: 2880 + 2160 = 5040 ngàn đồng

b/ Chính phủ đánh thuế vào người tiêu dùng, phương trình đường cầu dịch chuyển sang trái, theo đề phương trình đường cầu mới có dạng:

P’d = Pd – T = 930 – 40Qd

Suy ra: 1000 – 40Qd – T = 930 – 40Qd

Với Qd = 12 ta được T = 70 ngàn đồng

c/ điểm cân bằng sau thuế là: P’d = PS

Suy ra: 930 – 40Qd = 160 + 30QS

Ta được: QO = 11 chai, PO = 490 ngàn đồng/chai

Gánh nặng thuế của người sản xuất là: 520 – 490 = 30 ngàn đồng

Tổng thu thuế Chính phủ là: 11*70 = 770 ngàn đồng

d/ Thay Qo vào phương trình đường cầu cũ

ta được PNTD = 560 ngàn đồng

Gánh nặng tăng thêm do chính sách thuế của chính phủ gây ra là:

SAOE = 1/2*(12-11)*(560-490) = 35 ngàn đồng

e/ Doanh thu sau khi có thuế giảm: (520*12) – (490*11) = 850 ngàn đồng

Vì sản lượng giảm từ 12 chai xuống còn 11 chai, giá giảm từ 520 ngàn đồng xuống còn 490 ngàn đồng nên doanh thu giảm.

Tác giả: Trần Thị Thu Thi (sinh viên lớp 19DTC3, khoa Tài chính-Ngân hàng)

Bình luận về bài viết này