[SERIES TỰ HỌC] – TÓM TẮT MỘT VÀI Ý CHÍNH TRONG MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

I. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT, VI PHẠM PHÁP LUẬT

1.Khái niệm, dấu hiệu (đặc điểm) của vi phạm pháp luật:

Vi phạm pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

2 Cấu thành của vi phạm pháp luật:

Cấu thành vi phạm pháp luật gồm các yếu tố: mặt khách quan; mặt chủ quan; khách thể, và chủ thể của vi phạm pháp luật.

a/ Mặt khách quan của vi phạm pháp luật: gồm hành vi trái pháp luật, sự thiệt hại cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và sự thiệt hại cho xã hội.

b/ Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật: gồm lỗi của chủ thể vi phạm (Lỗi cố ý trực tiếp, lỗi cố ý gián tiếp, lỗi vô ý vì quá tự tin, lỗi vô ý do cẩu thả), động cơ vi phạm, mục đích vi phạm,…

c/ Chủ thể vi phạm pháp luật: là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

d/  Khách thể của vi phạm pháp luật: là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại. 

3. Phân loại vi phạm pháp luật:

-Vi phạm hình sự(tội phạm): gây tai nạn giao thông dẫn tới chết người

-Vi phạm hành chính: hành vi đi ngược chiều trên đoạn đường một chiều

-Vi phạm dân sự: đánh nhau gây thương tích dưới 11%, xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác

-Vi phạm kỷ luật : thực hiện trái với quy chế quy tắc của công ty, nhà máy,…

II. Quyền sở hữu tài sản

1. Quyền sở hữu tài sản : Theo nghĩa chủ quan,quyền sở hữu là khả năng được phép xử sự của chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình.

Quyền sở hữu bao gồm:

– Quyền chiếm hữu

– Quyền sử dụng

– Quyền định đoạt

2. Chiếm hữu và quyền chiếm hữu tài sản:

– Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu.

-Các hình thức chiếm hữu:

+ Chiếm hữu ngay tình: Là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu

+ Chiếm hữu không ngay tình: Là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu

+ Chiếm hữu liên tục: Chiếm hữu liên tục là việc chiếm hữu được thực hiện trong một khoảng thời gian mà không có tranh chấp về quyền đối với tài sản đó hoặc có tranh chấp nhưng chưa được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, kể cả khi tài sản được giao cho người khác chiếm hữu

+ Chiếm hữu công khai: là việc chiếm hữu được thực hiện một cách minh bạch, không giấu giếm; tài sản đang chiếm hữu được sử dụng theo tính năng, công dụng và được người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như tài sản của chính mình.

-Đối với Bất động sản: nếu trong vòng 30 năm mà không xác nhận được chủ sở hữu tài sản thì người chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai trở thành chủ sở hữu hợp pháp của bất động sản (Điều 236 Bộ luật Dân sự 2015)

-Đối với Bất động sản: nếu trong vòng 10 năm mà không xác nhận được chủ sở hữu tài sản thì người chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai trở thành chủ sở hữu hợp pháp của động sản đó (Điều 236 Bộ luật Dân sự 2015)

3. Quyền sử dụng

– Quyền sử dụng: quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

– Quyền sử dụng của chủ sở hữu: được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

– Quyền sử dụng của người không phải là chủ sở hữu: được sử dụng tài sản theo thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.

4. Quyền định đoạt:

–  Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.

– Điều kiện thực hiện quyền định đoạt: Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện không trái quy định của pháp luật. Trường hợp pháp luật có quy định trình tự, thủ tục định đoạt tài sản thì phải tuân theo trình tự, thủ tục đó.

– Quyền định đoạt của chủ sở hữu: Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.

–  Quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu: có quyền định đoạt tài sản theo uỷ quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.

III. Chế định thừa kế

1. Những quy định chung về thừa kế:

– Người để lại di sản thừa kế là người mà sau khi chết có tài sản để lại cho người khác theo trình tự thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.Người để lại di sản thừa kế chỉ có thể là cá nhân.

– Người thừa kế: Được hiểu là người được người chết để lại di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Bao gồm:

+ Người thừa kế không là cá nhân: Có thể là cơ quan, tổ chức hưởng thừa kế theo di chúc, phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

+ Người thừa kế là cá nhân:  phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.

– Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết.

– Tài sản không có người nhận thừa kế: Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại thuộc về Nhà nước.

-Thời hiệu thừa kế: Thời hiệu đểngười thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Có 2 loại thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

2. Thừa kế theo di chúc: Là việc chuyển di sản thừa kế của người đã chết cho những người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi còn sống.

3. Thừa kế theo pháp luật: Là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

– Hàng thừa kế:Pháp luật phân chia thành 3 hàng thừa kếnhư sau:

+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết

+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại

+ Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột

IV. LUẬT LAO ĐỘNG

1.Khái niệm hợp đồng lao động: là sự thoả thuận giữa người lao động và người sửdụng lao động về việc làm có trảlương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

– Hình thức hợp đồng lao động: văn bản hoặc lời nói.

2. Trả lương khi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

– Vào ngày thường, ít nhất bằng 150% tiền lương ngày làm việc bình thường

– Vào ngày nghỉ hàng tuần, ít nhất bằng 200% tiền lương ngày làm việc bình thường

– Vào ngày lễ, ngày nghỉcó hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

– Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.

– Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài tỷ lệhưởng lương làm thêm giờ và lương  làm việc vào ban đêm, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.

– Thời giờ làm việc: không quá 8 giờ/ngày, 48 giờ/tuần, và có thể rút ngắn từ 1-2 giờ với những người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, lao động nữ có thai từ tháng thứ 7, lao động tàn tật mất sức lao động từ 51% trở lên…

– Số ngày nghỉ hàng năm:

+ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều  kiện  bình thường

+ 14 -16 ngày  làm  việc đối  với người  làm  công  việc  nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt ,lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật theo danh mục do Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành

-Cứ 05 năm tăng thêm tương ứng 01 ngày.

Tác giả: Trần Thị Cẩm Nhung (sinh viên lớp 20DTH3, khoa Công Nghệ Thông Tin)

Bình luận về bài viết này