[ KINH TẾ VI MÔ ] – CHƯƠNG 2 CẦU – CUNG, GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG

Dưới đây là một số lý thuyết và bài tập của môn Kinh Tế Vi Mô.

Do lý thuyết tụi mình tự tổng hợp từ nhiều nguồn, phần giải bài tập còn nhiều hạn chế do trình độ. Nếu có thiếu sót xin các bạn thông cảm và đóng góp giúp chúng mình nhé !

  1. Lý Thuyết Về Cung- Cầu
  2. Khái Niệm Cầu đối với hàng hoá dịch vụ nào đó là số lượng hàng hóa hay dịch  vụ đó mà người tiêu dùng muôn mua và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, với điều kiện các  yếu tố khác không đổi.

Luợng cầu đổi với hàng hoá dịch vụ nào đó là số lượng hàng hóa hay dịch vụ đó mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua ở mộtmức giá nhất định trong một khoảng thời gian nhất định, với điều kiện các yều tổ khác không đổi.

  • Quy luật cầu

Với các yếu tổ khác không đối, khi giá của một loại hàng hóa dịch vụ càng tăng thì lượng cầu của hàng hóa dịch vụ đó càng giảm và ngược lại.

  • Các cách mô tả cầu
  • Biểu cầu

Biểu cầu mô tả lượng cầu tại mỗi múc giá trong một khoảng thời gian nhất định.

  •  Hàm cầu

Hàm cầu theo giá thựờng được viết dưới dạng của hàm tuyến tính đơn giản ‘y= ax +b, nó có dạng:

QD = a.P + b(với a<0)

Vì khi giá tăng thì lượng čâu giảm. Nên a là hệ số góc, a<0 hiện quan hệ nghịch biền giữa giá và lượng cầu.

Nhưng, đồ thị đường câu có trục tung là giá P, trục hoành lượng Q, nên phương trình đường cầu suy ra từ hàm cầu có dạng:

Qd=a.P +b => P1/a.Q- b/a

Như vậy, hệ số góc của đường cầu là nghịch đão của hệ số góc của hàm cầu.

  • Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu

1/Giá bán của chính hàng hóa đó

Có thế khái quát bảng mô hình:

P tăng => QD giảm.

P giảm=> QD tăng.

2/ Thu nhập dân cư

Mối quan hệ giữa thu nhập và lượng cấu có những quy luật vận động riêng, tùy từng loại hàng hóa khác nhau.

  • Hàng hóa bình thường: tác động của thu nhập lên lượng câu theo chiêu thuận nghĩa là khi thu nhập tăng thì lượng câu tăng. Ngược lại, khi thu nhập giảm thì lượng câù giảm

Hàng hóa bình thường chia làm 2 loại:

– Hàng cao cấp là hàng có chât lượng cao, hoặc sang trong, quý hiếm.

– Hàng thiết yếu là những loại hàng hóa găn liển với nhu cầu cơ bản  của người tiêu dùng như: gạo, thịt, quân, áo….

  • Hàng hóa cấp thấp: là những hàng hóa có chất lượng thấp, với những loại hàng hóa này, khi thu nhập tăng lên thì nhu cấu đối với hàng hóa đó sẽ giảm xuống I↑ => cáu vẻ hảng hóaļ. Ví dụ: gạo rẻ tiển, nước, quần áo cũ,…
  • Giá các hàng hóa liên quan

+ Trường hợp 1: hàng hóa thay hể là những loại hàng hóa có thể thay thể cho nhau trong tiêu dùng.

   Nếu Pa tăng => cầu hàng hóa A giảm, cầu hàng hóa B tăng.

   Nếu Pa giảm=> Cầu hàng hóa A tăng, cầu hàng hóa B giảm.

+ Trường hợp 2: hàng hóa bổ trợ

 Là những loại hàng hóa bổ sung lẫn nhau trong tiêu dùng, tức là có loại hàng hóa này mới sử dụng được hàng hóa kia và ngược lại.

2.Sự dịch chuyển dọc đường cầu và sự dịch chuyển đường cầu

  • Giá giảm làm lượng cầu tăng.
  • Đường cầu  không dịch chuyển. 
  • Chỉ có sự di chuyển dọc đường cầu đến một điểm có giá thấp hơn và lượng cầu lớn hơn.

Trong đó:

  • Đường cầu thể hiện sự tác động của giá đến lượng cầu, khi các yếu tố khác không thay đổi.
  • Những  “yếu tố khác” là những yếu tố không phải là giá có ảnh hưởng đến cầu (nghĩa là, những yếu tố quyết định cầu của người mua, nhưng không phải là giá).
  • Sự thay đổi của những yếu tố khác sẽ làm dịch chuyển đường D.
  • Th1. Cầu giảm, tại mọi mức giá lượng cầu đều giảm.

Đường cầu dịch chuyển sang trái.

  • Th2. Cầu tăng, tại mọi mức giá lượng cầu đều tăng

         Đường cầu dịch chuyển sang phải.

  1. Số lượng người mua
  2. Thu nhập
  3. Giá cả hàng hoa liên quan
  4. Sở thích
  5. Kỳ vọng khách hàng.
  1. Lý Thuyết về Hàm Cung
  1. Cung là lượng hàng hóa mà doanh nghiệp sẵn sàng bán và có khả năng cung cấp tại mọi mức giá trong một thời gian nhất định
  2. Lượng cung của một hàng hóa là lượng hàng hóa mà người bán sẵn sàng bán -và có khả năng bán.
  3. Luật cung: trong điều kiện các yếu tố không thay đổi lượng cung của một hàng hóa tăng lên khi giá của nó tăng lên.
  4. Biểu cung

Là một bảng số liệu thể hiện mối quan hệ giữa giá và lượng cung của một hàng hóa.

  • Hàm số cung

Hàm số cung tuyến tính có dạng tổng quát như sau:

     QS = c.P + d

     Trong đó: C > 0, là hệ số góc của hàm cung.

  • Sự di chuyển dọc đường cung
  • Giá giảm làm lượng cung giảm.
  • Đường cung không dịch chuyển. 
  • Chỉ có sự di chuyển dọc đường cung đến một điểm có giá thấp hơn và lượng cung nhỏ hơn.
  • Đường cung thể hiện sự tác động của giá đến đường cung, khi các yếu tố khác không thay đổi.
  • Những yếu tố khác là những yếu tố không phải là giá có ảnh hưởng đến cung.
  • Sự thay đổi của những yếu tố khác sẽ làm dịch chuyển đường S.
  • Th1. Cung tăng, tại mọi mức giá lượng cung đều tăng

Đường cung dịch chuyển sang phải.

  • Th2. Cung giảm, tại mọi mức giá lượng cung đều giảm

         Đường cung dịch chuyển sang trái.

  • Những yếu tố làm dịch chuyển đường cung 

1. Giá yếu tố đầu vào

Giá yếu tố đầu vào giảm sẽ làm cung tăng, và đường cung dịch chuyển sang phải và ngược lại.

      3. Số lượng người bán

     4. Kỳ vọng

     5. Sự điều hành của chính phủ

4. Cân Bằng Thị Trường Và Giá Thị Trường

* Thị trường cân bằng

     – Cân bằng: Tại một mức giá, lượng cung bằng với lượng cầu.

                – Thặng dư: Khi lượng cung lớn hơn lượng cầu

     Đối mặt với thặng dư, người bán có gắng tăng sản lượng bán ra bằng cách giảm giá bán.

     Điều này làm cho:  QD tăng, QS giảm.

  • Khan hiếm: Khi lượng cung bé hơn lượng cầu.                                    Đối mặt với khan hiếm, người bán sẽ tăng giá, QS tăng và QD giảm.

           *Các trường hợp thay đổi giá cân bằng

  • Th1. Cung ko đổi, cầu thay đổi
  • Cung ko tăng và cầu tăng: Khi 1 mặt hàng tăng cầu lên, thị trường sẽ cân bằng tại mức giá và lượng cân bằng cao hơn trc.
  • Cung ko tăng và cầu giảm: Khi cầu tăng một mặt hàng giảm xuống, thị trường sẽ cân bằng mức giá và lượng cân bằng thấp hơn.
  • Th2. Cầu ko thay đổi và cung thay đổi :
  • Cầu ko đổi và cung tăng: khi cung 1 mặt hàng tăng, thị tường cân bằng tại mức giá cân bằng thấp hơn trước. Khi ở mức giá cũ, thị trường thặng dư hàng hóa.
  • Cầu không thay đổi, cung giảm: Khi cung giảm, thị trường cân bằng tại mức giá cân bằng cao hơn trc.

5. Sự co giãn của cung và cầu

– Độ co giãn cầu theo giá: đo lường nhạy cảm của NTD qua sự thay đổi lượng cầu khi giá hàng hóa  thay  đổi.

Ed= Phần trăm thay đổi lượng cầu/ Phần trăm thay đổi của giá

     + Đặc tính Ed:

  • Ed luôn có giá trị âm.
  •  Kết quả tính, nếu: _ Ed >1, cầu co giãn nhiều.

                               _Ed<1, cầu ít co giãn.

                               _Ed=1, cầu co giãn đơn vị.

              + Một số trường hợp đặc biệt( xem thêm).

  • Độ co giãn theo thu nhập (Ei): Đo lường sự nhạy cảm của người tiêu dùng biểu hiện qua sự thay đổi lượng cầu khi thu nhập thay đổi.

+ Đặc tính Ei:

  • Ei thường có giá trị dương vì thu nhập và lượng cầu thay đổi cùng chiều.
  • Với các sản phẩm thứ cấp, Ei có giá trị âm vì thu nhập và lượng cầu thay đổi cùng chiều.

6.Sự can thiệp trực tiếp của chính phủ vào nền kinh tế :

  1. Giá trần ( hay giá tối đa – Pmax): * Khái niệm: Giá trần (Price ceiling) là mức giá tối đa được phép bán ra của mộthàng hóa theo luật định, không được bán giá cao hơn giá trần.

 ► Ý nghĩa:  Khi thiết lập mức giá trần, mục tiêu của nhà nước là kiểm soát giá để bảo vệ người tiêu dùng, giúp cho những người có thu nhập thấp vẫn có khả năng tiếp cận được các hàng hóa quan trọng.

  • Giá sàn (hay giá tối thiểu – Pmin): 

* Khái niệm: Là mức giá tối thiểu được phép bán ra của một hàng hoá, theo luật định, không được bán thấp hơn giá sàn.

►Ý nghĩa: Giá sàn được xây dựng để bảo vệ cho lợi ích của người bán.

7. Sự can thiệp gián tiếp của chính phủ vào nền kinh tế :

  • Đánh thuế:

 – Chính phủ xem việc đánh một mức thuế trên một đơn vị hàng hóa như là một hình thức phân phối lại thu nhập, hay hạn chế việc sản xuất hay tiêu dùng một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó. Qua đường cung và đường cầu ta có thể xem xét tác động  của một khoản thuế.

  • Trợ Cấp:

Là khoản tiền mà chính phủ trả cho nhà sản xuất trong nước, có thể xem là một khoản thuế âm.

– Chính phủ xem việc trợ cấp một khoản tiền nào đó trên một đơn vị hàng hóa như là một hình thức hỗ trợ cho sản xuất hay tiêu dùng.

 – Tương tự như thuế, qua đường cung và cầu ta có thể xem tác động của một khoản trợ cấp.

Thặng dư tiêu dùng (Consumer surplus _CS)  là mức chênh lệch giữa mức giá mà người mua sẵn sàng chi trả với mức giá mà họ thực sự trả.

CS = WTP – P

Thặng dư nhà sản xuất (Producer surplus _PS) : là phần chênh lệch giữa mức giá mà người bán nhận được với mức nhà mà họ sẵn sàng bán.

  • BÀI TÂP TỰ ÔN
  • Hàm cấu và cung của hàng hóa A như sau:

Qd= 80- 10P

Qs= -70 + 20P

a. Xác định giá vả sản lượng cán bảng trên thị trường. Nếu giá được quy định là 7 đơn vị tiền thi trên thị trưởng sán phảm sẽ du thửa hay thiểu hụt? Bao nhiêu?

b. Tinh hệ số co giãn của cầu theo giá tại điểm cân bằng. Muốn tăng doanh thu thì người bán nên tăng hay giảm giá?

c. Giả sử chính phú đánh thuế 3 đơn vị tiển trên 1 don vị hàng hóa bán ra. Tính giá và sản lượng cân bằng mới. Tính số thuế mà người mua và người bán phải chịu trên mỗi đơn vị sản phẩm.

d. Giả sử do cai tiến công nghẻ nên cáe nhà sản xuất cung úng nhiều hơn dự đoán sự thay đổi của giả và sán lượng cân bằng. Vẽ đồ thị minh họa hiện tượng này?

  1. Trong trường hợp nào đường cầu của bếp điện từ dịch chuyển sang

phải?

A.Giá của bếp điện từ giảm

B.Thu nhập của người tiêu dùng giảm

C.Giá điện tăng

2. Thị trường sản phẩm X có hàm cung và hàm cầu như sau: Qs = 0,5P –

10, Qd = -2P + 70 (Đơn vị tính của P là ngàn đồng/sản phẩm; Q là triệu

sản phẩm). Giả sử chính phủ đánh thuế 5 ngàn đồng/sản phẩm thì số

thuế người tiêu dùng (NTD) và nhà sản xuất (NSX) phải chịu trên mỗi

đơn vị sản phẩm X là:

A.Thuế NTD chịu = 5.000 đồng/sp; thuế NSSX chịu = 0

B.Đáp án khác

C.Thuế NTD chịu = 4.000 đồng/sp; thuế NSX chịu = 1.000 đồng/sp

A.Giá và sản lượng đều giảm

B.Giá tăng; sản lượng cân bằng có thể tăng, giảm hoặc không đổi

D.Giá và sản lượng đều tăng

4. Giả sử nhà sản xuất sản phẩm X (với X là hàng xa xỉ) muốn tăng doanh thu bằng cách tăng giá bán sản phẩm (các yếu tố khác không đổi). Chiến lược này của nhà sản xuất có thành công hay không? Tại sao?

  1. Thành công vì X có |Ed| < 1 nên tăng giá làm tổng doanh thu tăng.

B. Thành công vì X có |Ed| > 1 nên tăng giá làm tổng doanh thu tăng.

C. Không thành công vì X có |Ed| < 1 nên tăng giá sẽ làm tổng doanh thu giảm.

5. Một doanh nghiệp hoạt động trên thị trường độc quyền có hàm chi phí trung bình: AC = Q + 10 + 160/Q và hàm cầu Qd = 80 – 2P. Sản lượng và giá bán để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận là:

  1. Q = 10; P = 30
  2. Q = 15; P = 50
  3. Q = 10; P = 35
  4. Đáp án khác.

6.Giá phân bón tăng có thể khiến giá cả và sản lượng cân bằng của cà phê trên thị trường thay đổi như thế nào (các yếu tố khác giữ nguyên):

A.Giá giảm, lượng cân bằng giảm

B.Giá tăng, lượng cân bằng tăng

C.Giá giảm, lượng cân bằng tăng

7.Vấn đề nào sau đây thuộc chi phí cơ hội của cửa hàng bán bánh?

B.Số tiền thuế đáng lẽ ra cửa hàng phải nộp cho nhà nước nhưng được miễn giảm.

C.Tất cả các đáp án đều đúng

Số tiền mà cửa hàng chi ra để trả lương cho nhân viên.

8.Nếu hàm sản xuất được cho như ở bên dưới thì hàm sản xuất này có năng suất:

𝑄 = 2𝐾𝐿−−−√Q = 2KL

A.Giảm theo quy mô

B.Không xác định được

C.Tăng theo quy mô

9.Ông A dùng 1000$ để mua hàng hóa X và Y với giá Px = 50$/sp, Py = 20$/sp. Phương trình đường ngân sách là:

A.5X + 2Y = 100

B.X = 20 – (2/5)Y

C.Y = 50 – (5/2)X

10.Thị trường sản phẩm X có hàm cung và hàm cầu như sau: Qs = 5P – 300, Qd = -P + 150 (Đơn vị tính của P là triệu đồng/tấn; Q là tấn). Giả sử nước ngoài đặt mua thêm 30 tấn sản phẩm X, đồng thời chi phí sản xuất tăng làm cung thay đổi 20%. Giá và sản lượng cân bằng mới là:

B.Đáp án khác

C.P = 75 triệu đồng/tấn; Q = 75 tấn

D.P = 84 triệu đồng/tấn; Q = 120 tấn

11.Đường giới hạn khả năng sản xuất mô tả:

A.Nhập lượng và xuất lượng (đầu vào và đầu ra)

B.Sự khan hiếm và sự phân bổ

C.Sản xuất và chi phí

12.Nhận định nào sau đây thuộc về kinh tế học vi mô thực chứng?

A.Chính phủ nên có biện pháp để đảm bảo đủ nguồn cung khẩu trang y tế cho người dân tại thành

phố Hồ Chí Minh.

B.Ngân sách chi cho quốc phòng hiện nay là quá cao.

C.Giá xăng dầu tăng cao do nhu cầu phục hồi sản xuất sau đại dịch.

13.Cho hàm cung và hàm cầu của hàng hóa trên thị trường có dạng: Pd = -3Q + 60; Ps = 2Q + 30 (Q là sản lượng – ngàn sản phẩm; P là giá – ngàn đồng/sản phẩm). Thặng dư tiêu dùng (CS) tại mức giá cân bằng là:

A.CS = 54 ngàn đồng/ sản phẩm

B.CS = 108 triệu đồng

D.CS = 108 ngàn đồng

14.Nếu giá cân bằng sản phẩm là P = 50.000 đồng /sản phẩm, chính phủ đánh thuế 5.000 đồng/ sản phẩm làm giá cân bằng tăng lên P’= 55.000 đồng /sản phẩm, có thể kết luận:

A.Cầu co giãn ít hơn so với cung

B.Cầu co giãn nhiều hơn so với cung

D.Cầu co giãn tương đương với cung

15.Một doanh nghiệp trên thị trường độc quyền hoàn toàn đang sản xuất ở mức sản lượng có doanh thu biên lớn hơn chi phí biên thì doanh nghiệp nên:

A.Giảm giá bán và tăng sản lượng

B.Tăng giá bán và giảm sản lượng

D.Giảm giá bán và giảm sản lượng

16.Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG

A.Năng suất biên luôn bằng năng suất trung bình

B.Năng suất biên có khuynh hướng giảm dần khi doanh nghiệp gia tăng yếu tố đầu vào

D.Năng suất biên luôn đạt cực đại

17.Giả sử giá xăng tăng 10% trong khi các yếu tố khác không đổi, lượng cầu của xe máy giảm 15%. Khi đó hệ số co giãn chéo của cầu theo giá là:

A.Exy = 2/3

B.Exy = 3/2

C.Exy = -2/3

18.Hàm sản xuất của một doanh nghiệp có dạng là Q = KL (K là vốn, tính bằng triệu đồng ; L là lao động, tính bằng người). Biết rằng PL = 5 (triệu đồng) và Pk = 10 (triệu đồng). Nếu doanh nghiệp muốn sản xuất Q = 1.800 đơn vị sản phẩm thì chi phí thấp nhất là:

A.200 triệu đồng

B.120 triệu đồng

D.270 triệu đồng

19.Chi phí biến đổi trung bình của doanh nghiệp đạt giá trị cực tiểu khi:

A.Chi phí biên nhỏ hơn chi phí biến đổi trung bình

B.Chi phí biên bằng 0

D.Chi phí biên bằng chi phí trung bình

20.Thảo đang sử dụng 2 sản phẩm là son môi và kem dưỡng da. Biết giá son môi gấp đôi giá kem. Với thông tin đầy đủ, và Thảo có sự lựa chọn hợp lý, thì chi tiêu của Thảo đối với hai sản phẩm phải dựa vào điều kiện nào sau đây để tối đa hoá lợi ích:

A.Hữu dụng biên của kem lớn hơn hữu dụng biên của son môi

B.Hữu dụng biên của kem gấp đôi hữu dụng biên của son môi

C.Hữu dụng biên của son môi gấp đôi hữu dụng biên của kem

21.Trong ngắn hạn, tiền trả lương cho giám đốc tài chính của doanh nghiệp là:

A.Chi phí ẩn

B.Chi phí biến đổi

C.Chi phí cơ hội

22.Giá cả trên thị trường cạnh tranh hoàn toàn do ai quyết định?

A.Người mua

B.Người bán

C.Chính phủ

23.Chính sách nào sau đây điều tiết thị trường độc quyền nhưng gây thiệt hại cho người tiêu dùng:

A.Đánh thuế theo sản lượng

B.Quy định giá trần

24.Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn có hàm chi phí biến đổi trung bình AVC = 2Q + 10. Nếu giá bán sản phẩm là 22 đvtt/sp thì doanh nghiệp hòa vốn, khi đó chi phí cố định của doanh nghiệp là:

B.TFC = 16

C.TFC = 17

D.Đáp án khác

25.Trong ngắn hạn, hàm chi phí biên của một DN là MC = 6Q + 20 đvtt/sp, chi phí cố định trung bình tại mức sản lượng Q = 100 là 10 đvtt. Chọn câu đúng:

A.𝑇𝐶=3𝑄2+20𝑄+100TC=3Q2+20Q+100

B.𝐴𝐶=3𝑄+20+1000/𝑄AC=3Q+20+1000/Q

Tác giả : Nguyễn Vũ Phương Mai ( sinh viên lớp 23DQN01, khoa Du Lịch) và Phan Huệ Nhi ( sinh viên lớp 23DQN02, khoa Du Lịch)

Bình luận về bài viết này