[Kiểm toán căn bản] – Chương 1: Tổng quan về kiểm toán

Chương I: Tổng quan về kiểm toán

Trọng tâm chương rơi vào phần

  • + Định nghĩa kiểm toán
  • + Phân loại kiểm toán
  • + Kiểm toán viên và tổ chức kiểm toán

  1. Định nghĩa kiểm toán

  • Định nghĩa:
    • Kiểm toán là một quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng về những thông tin được kiểm tra nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với các chuẩn mực được thiết lập.
    • Quá trình kiểm toán phải được thực hiện bởi các kiểm toán viên có năng lực.
  • Sự cần thiết của hoạt động kiểm toán:
    • Khó khăn trong việc tiếp cận nguồn thông tin
    • Xu hướng bóp méo thông tin
    • Khối lượng thông tin phải xử lý quá lớn
    • Nghiệp vụ phức tạp
  1. Phân loại kiểm toán

    1. Phân loại theo chủ thể kiểm toán
      • Kiểm toán nội bộ: Do nhân viên đơn vị tiến hành
      • Kiểm toán nhà nước: Những đơn vị sd vốn nhà nước, bệnh viện trung ương, tổ chức tín dụng,…
      • Kiểm toán độc lập: Đọc lập với doanh nghiệp thuê mình kiểm toán
    2. Phân loại theo mục đích
      • Kiểm toán hoạt động
      • Kiểm toán tuân thủ
      • Kiểm toán BCTC: kiểm toán viên độc lập kiểm tra BCTC
    3. Phân loại theo tính pháp lý
      • Kiểm toán bắt buộc: Những dự án trọng điểm quốc gia, những đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, những đơn vị thuộc lực lưỡng vũ trang, quân đội, công an, những đơn vị  niêm yết trên sàn chứng khoán HCM và HN, những công ty có cổ phần lớn,….
      • Kiểm toán tự nguyện
  2. Kiểm toán viên và tổ chức kiểm toán

    1. Kiểm toán viên:
      • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
      • Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan
      • Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Tài chính
      • Có Chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Bộ tài chính
    2. Doanh nghiệp kiểm toán
      • Đặc điểm chung
        • Chủ doanh nghiệp phải là kiểm toán viên
        • Chịu trách nhiệm vô hạn
        • Phải giữ tính độc lập
      • Hình thức tổ chức:
        • Doanh nghiệp tư nhân
        • Doanh nghiệp hợp danh
        • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
      • Doanh nghiệp kiểm toán cho các tổ chức trên sàn chứng khoán Việt Nam
        • Vốn điều lệ trên 4 tỷ
        • Phải kiểm toán cho 250 công ty trở lên
        • Số kiểm toán viên hành nghề trên 10 người
        • Thời gian hoạt động tại việt nam trên 3 năm
      • Cấp bậc nghề nghiệp: Trợ lý kiểm toán -> kiểm toán viên chính -> Chủ nghiệm ->chủ phần hùn (chủ doanh nghiệp)

Tác giả: Võ Thị Thùy Dung (sinh viên lớp 16DTK, khoa Công nghệ thông tin).

Bình luận về bài viết này