[Thanh toán quốc tế] – Tỷ giá hối đoái (phần 3)

I. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái:

1. Tình hình lạm phát trong và ngoài nước (I):

Công thức chung: A/B = PR (1 +(IB – IA))

A: Đồng tiền yết giá

B: Đồng tiền định giá

PR: Tỷ giá hối đoái bình quân hiện tại

IA: Tốc độ lạm phát của đồng tiền yết giá A

IB: Tốc độ lạm phát của đồng tiền định giá B

Nếu tỷ lệ lạm phát trong nước cao hơn nước ngoài, hàng hóa trong nước trở nên đắt đỏ. Điều này dẫn đến sự gia tăng nhu cầu hàng ngoại nhập. Sự thay đổi làm tăng cầu và giảm cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Kết quả là ngoại tệ lên giá so với nội tệ hay tỷ giá gia tăng.

2. Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước (R):

  • RA > RB: Cầu ngoại tệ tăng, Ngoại tệ lên giá và Nội tệ giảm giá, Tỷ giá tăng
  • RA < RB: Cầu nội tệ tăng, Nội tệ lên giá và Ngoại tệ giảm giá, Tỷ giá giảm
  • Muốn giảm lạm phát thì phải tăng lãi suất

3. Tình hình cung và cầu ngoại hối trên thị trường:

  • Cung ngoại tệ tăng, Giá trị ngoại tệ giảm, Tỷ giá giảm và ngược lại
  • Cầu ngoại tệ tăng, Giá trị ngoại tệ tăng, Tỷ giá tăng và ngược lại

4. Sự can thiệp và quản lý của Ngân hàng Trung ương:

  • Ngân hàng Trung ương thông qua các nghiệp vụ của mình để tác động đến tỷ giá nhằm đạt được các mục tiêu của chính sách tiền tệ.
  • Có 2 công cụ:
  • Thay đổi lãi suất cơ bản
  • Thay đổi cung – cầu cảu ngoại tệ để điều chỉnh tỷ giá.

5. Tình hình dư thừa hay thiếu hụt của cán cân thanh toán quốc tế:

Nếu cán cân thanh toán quốc tế:

  • Dư thừa: Ngoại tệ đi vào > Ngoại tệ đi ra, Cung tăng, Giá trị ngoại tệ giảm, Tỷ giá giảm
  • Thâm hụt: Ngược lại

6. Mức độ tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế:

Nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước tăng cao hơn so với tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nước ngoài thì nhập khẩu tăng trưởng nhanh hơn xuất khẩu. Kết quả ngoại tệ lên giá so với nội tệ.

7. Các yếu tố khác:

ttqt-yeu-to-anh-huong-ty-gia-clb-knt

II. Các biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái:

ttqt-bien-phap-dieu-chinh-clb-knt

 

1. Chính sách lãi suất:

Là chính sách của Ngân hàng Trung ương dùng để thay đổi lãi suất của Ngân hàng thương mại nhằm điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường

2. Chính sách hối đoái:

  • Muốn tỷ giá tăng: Mua ngoại tệ về, tung nội tệ ra
  • Muốn tỷ giá giảm: Mua nội tệ về, tung ngoại tệ ra

3. Phá giá tiền tệ:

  • Là đánh tụt sức mua của tiền tệ nước mình so với ngoại tệ thấp hơn sức mua thực tế của nó hay là nâng cao tỷ giá hối đoái của 1 đơn vị ngoại tệ.
  • Khuyến khích xuất khẩu, khuyến khích đầu tư nước ngoài đổ vào quốc gia đó, khuyến khích khách du lịch vào nước mình

4. Nâng cao tiền tệ:

  • Là việc nâng cao chính thức đơn vị tiền tệ nước mình so với nước ngoại tệ cao hơn sức mua thực tế của nó
  • Nâng giá tiền tệ dẫn đến: Khuyến khích nhập khẩu, khuyến khích đầu tư ra nước ngoài, khuyến khích người dân đi du lịch nước ngoài.

Tác giả: Trần Thị Duy Mi (sinh viên năm 3, lớp 16DTM1, khoa Thương mại)

Bình luận về bài viết này